Thêm 12 di sản được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

18:08 | 03/06/2023

Vừa có thêm 12 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc các tỉnh, thành gồm: Tuyên Quang, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Yên Bái và Hà Nội.


Trong số các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được ghi danh đợt này, tỉnh Tuyên Quang góp bốn di sản, gồm: Lễ nhảy lửa của người Pả Then, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình; lễ hội Đình Hồng Thái, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương; tri thức về Cọn Nước của người Tày các xã Trung Hà, Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, xã Côn Lôn, huyện Na Hang, xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình; tri thức và tập quán trồng lúa nước của người Tày các xã Lăng Can, Hồng Quang, Khuôn Hà, Thượng Lâm, Phúc Yên, huyện Lâm Bình.

Lễ nhảy lửa của người Pả Then, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình – Ảnh: TTXVN

Tỉnh Điện Biên cũng có bốn di sản được ghi danh là: Nghề rèn của người Mông; nghệ thuật múa của người Lào hai huyện Điện Biên và Điện Biên Đông; lễ cúng dòng họ của người Mông trắng các huyện Tuần Giáo, Điện Biên, Điện Biên Đông; nghệ thuật làm trang phục của người Hà Nhì, các xã Sín Thầu, Leng Su Sìn, Sen Thượng, Chung Chải, huyện Mường Nhé.

Nghệ nhân Nông Thị Thược thực hành nghề dệt truyền thống của dân tộc Tày ở Cao Bằng – Ảnh: Thu Hằng

Cùng với đó, tỉnh Cao Bằng có Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người Tày, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng. Yên Bái có Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật Khèn của người Mông, huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Văn Chấn. Bắc Kạn có Nghệ thuật trình diễn dân gian hát ru của người Tày, xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm.

Hà Nội có Lễ hội truyền thống Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ, phường Bưởi, quận Tây Hồ.

Hà Nội có Lễ hội truyền thống Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ, phường Bưởi, quận Tây Hồ – Ảnh: Trung Nguyễn

Đặc biệt, trong số các di sản văn hoá phi vật thể nói trên, Lễ nhảy lửa của người Pả Then, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang lần thứ hai được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Trước đó, trong đợt một, tại văn bản số 5079/QĐ – BVHTTDL ngày 27/12/2012, di sản này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận ở lĩnh vực lễ hội truyền thống.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Kiều Anh

Nguồn: Congluan.vn

https://www.congluan.vn/them-12-di-san-duoc-ghi-danh-vao-danh-muc-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-post250178.html#p-2

 


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên