Thái Nguyên: ‘Không có chuyện Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên lại xin cơ chế đặc thù’

21:49 | 23/10/2018

Kể từ dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tiên có mặt trên địa bàn (năm 1993) với tổng vốn đầu tư trên 21,7 triệu USD của nhà đầu tư Singapore, đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có 131 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đầu tư trên 7,29 tỷ USD từ 9 quốc gia. Từ đó, đưa Thái Nguyên trở thành một trong những địa phương thu hút FDI lớn và hiệu quả nhất các tỉnh miền núi phía Bắc.

Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên.

Theo thống kê của Sở kế hoạch và đầu tư Thái Nguyên, từ năm 1993 đến hết năm 2011 việc thu hút đầu tư FDI chỉ tăng trưởng trung bình từ 1 đến 2 dự án/năm và trong cả giai đoạn này Thái Nguyên mới thu hút được 23 dự án với tổng vốn đầu tư 106,8 triệu USD.

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018 mới được tổ chức, trước sự chứng kiến của Thủ tướng, tỉnh Thái Nguyên đã tỉnh đã trao quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho 50 dự án với tổng số vốn khoảng 46.700 tỷ đồng.

Từ năm 2012 trở lại đây, tốc độ thu hút đầu tư dự án FDI tại Thái Nguyên tăng vượt bậc, đặc biệt nhất là năm 2013 khi Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) triển khai dự án đầu tư Tổ hợp công nghệ cao Samsung chuyên sản xuất điện thoại di động và các sản phẩm điện tử công nghệ cao tại Khu công nghiệp Yên Bình (Thị xã Phổ Yên) đã đưa Thái Nguyên trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với 22 dự án cấp mới, tổng vốn trên 3,4 tỷ USD. Nhờ “hiệu ứng” thu hút đầu tư từ tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới và các doanh nghiệp FDI sản xuất sản phẩm phụ trợ cho Samsung, trong giai đoạn từ 2012 đến 2017, thu hút đầu tư FDI ở Thái Nguyên đã tăng gấp 6 lần về số lượng và tăng xấp xỷ 70 lần về vốn đầu tư so với cả giai đoạn 1993 – 2012…

Tuy nhiên, trên mạng internet lại đưa thông tin về việc “Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên lại xin cơ chế đặc thù”. Trong đó có nêu thông tin Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên đã vận dụng và sử dụng toàn bộ tiền ứng trước tiền thuê đất có hạ tầng nộp một lần cho 50 năm của các nhà đầu tư thứ cấp để tập trung cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) đã “gây khó khăn cho nhà đầu tư bởi theo quy định của pháp luật nhà đầu tư có quyền được trả tiền thuê đất hàng năm”.

Dư luận cũng cho rằng, Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên vừa là đơn vị quản lý Nhà nước vừa làm chủ đầu tư và Trưởng Ban có thể ký hai văn bản với hai chức danh khác nhau nên nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào Thái Nguyên đành tuân theo quy định “khác luật” để công việc thuận buồm xuôi gió… Trước thực tế vừa là đơn vị quản lý Nhà nước vừa làm chủ đầu tư và Trưởng Ban Quản lý các KCN có thể ký hai văn bản với hai chức danh khác nhau nên nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào Thái Nguyên đành tuân theo quy định khác luật nêu trên để công việc thuận buồm xuôi gió.”,

Trước những thông tin này, ngày 3/10/2018, Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên đã có văn bản phản hồi, cho rằng, nhiều nội dung trong bài viết sai sự thật, vu khống, bịa đặt làm cho người đọc hiểu lầm, gây bức xúc trong dư luận…

Theo Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên, trong bối cảnh ngân sách tỉnh còn khó khăn, việc thực hiện cơ chế doanh nghiệp ứng trước tiền thuê đất 50 năm để tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là sáng tạo và thực tế cho thấy kết quả thu hút đầu tư tại Khu công nghiệp Điềm Thụy A rất tốt. Đây là minh chứng khẳng định chủ trương của tỉnh Thái Nguyên là đúng đắn và là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung chính sách về phát triển khu công nghiệp. Với cách làm hiệu quả như vậy, theo Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên, lẽ ra phải được biểu dương, khích lệ

Mặt khác, tại hội nghị giao ban báo chí tháng 9/2018 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Ban Quản lý các KCN được mời tham luận nhằm cung cấp thông tin cho hội nghị về tình hình hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, chứ Ban không xin cơ chế đặc thù, bởi đây không phải là hội thảo, hội nghị bàn về việc xin cơ chế, chính sách của Nhà nước. Theo Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên việc quy định chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban là do cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.

Cũng theo Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên khẳng định, theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc các nhà đầu tư thực hiện quyền đăng ký vào các Khu công nghiệp đã được hệ thống pháp luật bảo vệ và đang được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Bởi theo văn bản số 886/TTg-KTN ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phương án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 thì KCN Quyết Thắng chỉ có diện tích 105 ha chứ không phải 200 ha như dư luận phản ánh. Hơn nữa, KCN Quyết Thắng hiện chưa có chủ đầu tư hạ tầng.

Về nhận định “Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế được sửa đổi bởi Nghị định 164/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 Ban quản lý KCN có chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với KCN và cung ứng dịch vụ hành chính công, dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan, nhưng không có quy định nào cho phép Ban quản lý KCN được phép kinh doanh làm chủ đầu tư KCN”.

Lý giải về điều này, ông Phan Mạnh Cường, Trưởng ban Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên cho rằng các hoạt động liên quan đến khu công nghiệp, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban. Theo đó, việc quy định chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban là do cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật. Việc các nhà đầu tư quyết định tổ chức, quản lý thực hiện dự án đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng là do hệ thống pháp luật quy định, nhà đầu tư có quyền đưa ra mọi quyết định về định hướng, chiến lược đầu tư kinh doanh của mình trên cơ sở tuân thủ pháp luật. Mặt khác, hiệu quả của việc kinh doanh cơ sở hạ tầng do nhà đầu tư tự quản lý để đạt mục tiêu… Như vậy, bản chất của sự việc ở đây là hiệu quả của dự án, hình thức quản lý dự án phải do nhà đầu tư quyết định.

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018 mới được tổ chức, trước sự chứng kiến của Thủ tướng, tỉnh Thái Nguyên đã tỉnh đã trao quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho 50 dự án với tổng số vốn khoảng 46.700 tỷ đồng.

Ở một diễn biến khác, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên được tổ chức vào tháng 7/2018 vừa qua, ông Shim Won Han, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam cho rằng việc chọn Thái Nguyên là điểm đến đầu tư bởi 3 lý do chính: Thứ nhất, khi đặt vấn đề xây dựng nhà máy mới, Samsung đã nhận được sự ủng hộ rất tích cực từ Chính phủ Việt Nam vè hạ tầng cơ sở nếu chọn Thái Nguyên, đó là cam kết xây dựng đường cao tốc chạy qua khu vực dự án tại Phổ Yên, cam kết cung cấp đầy đủ điện, nước, đảm bảo cho sự vận hành của nhà máy. Thứ hai, Thái Nguyên có nguồn nhân lực dồi dào, là trung tâm đào tạo lớn thứ ba của cả nước. Thứ ba, thiện chí của chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã cam kết tạo những điều kiện tốt nhất cho Samsung…

Tiếp xúc với báo chí địa phương mới đây, ông Song Yu Hoon, Giám đốc hành chính Công ty TNHH Glonics Việt Nam (thuộc Tập đoàn Bujeon Hàn Quốc) – doanh nghiệp chuyên sản xuất loa và tai nghe cho một số hãng điện thoại cũng cho rằng việc chọn xây dựng nhà máy sản xuất tại phường Phú Xá, Thành phố Thái Nguyên là một quyết định đúng đắn bởi kể từ khi triển khai dự án đầu tư tại đây (năm 2012), Công ty TNHH Glonics Việt Nam đã được chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật phục vụ dự án.

Thời gian đầu, do một số chính sách và việc thực thi chính sách đối với công ty nước ngoài còn chưa rõ ràng, lúng túng, khiến Công ty phải giải trình nhiều lần, thì nay những vướng mắc đó đã không còn, nhất là trong ngành thuế. Hiện Công ty TNHH Glonics thường xuyên duy trì số lượng lao động khoảng 7.000 người, mục tiêu mà Công ty hướng đến đó là sẽ chế tạo được máy móc phục vụ cho sản xuất ngay tại Thái Nguyên, thay vì phải nhập khẩu như lâu nay….

Trao đổi với PV, ông Phan Mạnh Cường cho biết thêm; Do có bước nhảy vọt trong thu hút đầu tư FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội tỉnh Thái Nguyên đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) các năm gần đây đều đạt trên 12%, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của cả nước; giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu trên địa bàn và thu ngân sách hàng năm đạt và vượt kế hoạch, trong đó đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hàng năm chiếm từ 15 đên 18% tổng thu ngân sách của tỉnh, tính riêng giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp trên 5.300 tỷ đồng cho ngân sách tỉnh…

Cũng nhờ vào sự phát triển mạnh của các doanh nghiệp FDI, từ năm 2013 đến nay, Thái Nguyên là một trong số ít các tỉnh miền núi phía Bắc có giá trị xuất khẩu đạt tới con số hàng tỷ USD, riêng năm 2017 đạt hơn 25 tỷ USD, tăng 30 % so với giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI năm 2016. Đặc biệt, các dự án FDI đã góp phần tạo nhiều công ăn việc làm ổn định cho lao động tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận. Nếu như năm 2013, số lao động của khu vực đầu tư nước ngoài ở Thái Nguyên mới chỉ là hơn 10.200 người thì đến năm 2015 đã tăng lên hơn 37.800 lao động và hiện tại số lao động của khối doanh nghiệp FDI ở Thái Nguyên đã đạt trên 112.000 người…

Nhờ các dự án FDI của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore…, Thái Nguyên từ một tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp chủ yếu trông chờ vào công nghiệp luyện kim, khai khoáng đã dịch chuyển sang công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ. 5 năm gần đây, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng trên 80%/năm, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng trên 90%.

Ông Hoàng Thái Cương, Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cho biết: Để có được những kết quả vượt bậc trong thu hút đầu tư FDI, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư, phổ biến lan tỏa các chính sách nhà nước, tăng cường sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tập đoàn kinh tế lớn và cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ, huy động các nguồn vốn hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông và các khu công nghiệp trọng điểm như: Điềm Thụy, Yên Bình, Nam Phổ Yên…

Bên cạnh đó, tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư thật sự có năng lực về tài chính cũng như năng lực về chuyên môn, đặc biệt là quan tâm đến các lĩnh vực mà tỉnh đang tập trung đầu tư, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ… Các cấp chính quyền từ tỉnh tới cơ sở phối hợp, song hành cùng nhà đầu tư đảm bảo một môi trường an ninh bền vững giúp đỡ các nhà đầu tư yên tâm hoạt động, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, gắn bó lâu dài với Thái Nguyên…

Cũng theo ông Hoàng Thái Cương, hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đang được các chuyên gia kinh tế đánh giá thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI từ Hàn Quốc và một số nước khác. Tuy nhiên, trong chiến lược thu hút đầu tư ở giai đoạn mới, Thái Nguyên xác định cần thu hút đầu tư nhiều hơn các nhà đầu tư từ châu Âu và Mỹ để đa dạng hóa nguồn vốn FDI. Do vậy, tỉnh đang xây dựng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới nhằm xác định những ngành, lĩnh vực ưu tiên trong thu hút FDI, rà soát khung chính sách FDI, kịp thời có các giải pháp cụ thể giúp đẩy mạnh thu hút FDI vào các lĩnh vực ưu tiên.

Trước mắt, tỉnh tập trung vào một số giải pháp chính như: tạo điều kiện, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án đầu tư, kiên quyết thu hồi các dự án triển khai chậm tiến độ, dự án ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, tăng cường vận động, thu hút các dự án có quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường; tạo mối liên kết doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài trong quá trình sản xuất kinh doanh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng, đầu tư mới các khu, cụm công nghiệp, tạo cơ sở hạ tầng tốt nhất cho các doanh nghiệp FDI triển khai dự án đầu tư…

Để tránh gây hiểu lầm trong dư luận về môi trường đầu tư của tỉnh Thái Nguyên và trực tiếp ảnh hưởng đến uy tín, Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên cũng đề cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý thích đáng đối với người đã cố tình phát tán thông tin sai sự thật nêu trên.

PV

Video hay

Cùng chuyên mục

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

BẾN TRE: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú Hưng lần thứ VI

BẾN TRE: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú Hưng lần thứ VI

Sôi nổi Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hà Tĩnh năm 2024

Sôi nổi Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hà Tĩnh năm 2024

TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIỚI

TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIỚI

Thắp sáng ước mơ đến trường từ vốn tín dụng chính sách

Thắp sáng ước mơ đến trường từ vốn tín dụng chính sách

CSGT Quảng Bình nhận giải thưởng “Gương thanh niên CSGT tiêu biểu”

CSGT Quảng Bình nhận giải thưởng “Gương thanh niên CSGT tiêu biểu”

Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập phối hợp Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế ra mắt Câu lạc bộ doanh nghiệp tại Hà Nội

Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập phối hợp Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế ra mắt Câu lạc bộ doanh nghiệp tại Hà Nội

Trường THPT Lê Thánh Tôn tổ chức trọng thể Lễ giỗ vua Lê Thánh Tôn lần thứ 527 (1497-2024)

Trường THPT Lê Thánh Tôn tổ chức trọng thể Lễ giỗ vua Lê Thánh Tôn lần thứ 527 (1497-2024)