Tết mùa mưa của đồng bào Hà Nhì

8:58 | 07/06/2019

Tết mùa mưa được tổ chức vào tháng 5 hàng năm. Đây là dịp để người Hà Nhì (Lai Châu) cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, trồng ngô được nhiều ngô, trồng lúa được nhiều lúa, nuôi lợn, nuôi trâu, nuôi gà được sinh sôi đầy đàn và cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh.


Đây là khoảng thời gian rảnh rỗi nhất trong năm khi cây lúa bắt đầu lên đòng, ngô gieo đã lên xanh, đồng bào Hà Nhì tổ chức Tết để gia đình, họ hàng quây quần, sum họp. Tết vừa là dịp nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, vừa là dịp để bà con tạ ơn tổ tiên, trời đất đã ban cho mưa thuận gió hòa, cầu cho mùa vụ tiếp theo tươi tốt, bội thu.

Chuẩn bị lễ vật cho Tết mùa mưa

Trước đây, Tết thường kéo dài trong 7 ngày nhưng hiện nay do đời sống đã có nhiều thay đổi cho nên thời gian tổ chức Tết cũng được bà con rút ngắn bớt, tùy thuộc từng vùng, từng bản. Trong ngày Tết đầu tiên, bà con thường dậy sớm để làm bánh dày, mổ lợn làm lễ cúng tổ tiên, trời đất. Thịt lợn và bánh dày là hai trong số những lễ vật quan trọng nhất không thể thiếu trong ngày Tết của người Hà Nhì.

Giã bánh dày

Việc cúng lễ của người Hà Nhì trong dịp Tết mùa mưa là do chủ hộ gia đình đảm nhiệm. Họ cúng cả bên nội lẫn bên ngoại và thường cúng xong từ rất sớm để mọi người có thể cùng nhau ăn sáng trong ngày Tết đầu tiên.

Mọi người trong bản đến chúc tụng thăm hỏi

Các trò chơi trong dịp Tết mùa mưa của người Hà Nhì cũng khá đa dạng và phong phú. Từ đi cà kheo, đánh cù, hát đối giao duyên đến chơi đu lăng, bập bênh xoay vòng… Tuy nhiên, trò chơi được xem là không thể thiếu trong dịp này là đu lăng. Bà con dựng cái đu lăng vươn cao hàng chục mét với ngọn lá xum xuê, thể hiện khát vọng của con người về sự phát triển.

Trò chơi đu lăng không thể thiếu trong Tết mùa mưa

Ngoài việc tham gia các trò chơi, Tết cũng là dịp để mọi người trong bản đến nhà chúc tụng, thăm nom lẫn nhau. Khi đến chúc Tết bất cứ nhà nào trong bản, các vị khách đều được gia chủ đón tiếp bằng những mâm cỗ đầy rượu, thịt và sản vật mà chính gia đình mình làm ra. Đây là truyền thống hiếu khách và là nét văn hóa đẹp trong đời sống của người Hà Nhì ở Lai Châu.

 

Theo Congthuong

Video hay


Cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ nền tảng văn hóa Việt Nam

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam