Tận mục bộ sưu tập cổ vật thời Trần lớn nhất Sài Gòn

13:43 | 26/10/2021

Dưới thời Trần, nền văn minh Đại Việt đã đạt đến đỉnh cao. Cùng cảm nhận điều này qua bộ sưu tập cổ vật thời Trần đặc sắc của Bảo tàng Lịch sử TP. HCM.


Con dấu bằng đồng, một cổ vật thời Trần được đúc năm 1393 dưới thời vua Trần Thuận Tông. Ngược dòng lịch sử, vào năm 1225 triều Trần lên thay triều Lý, tiếp tục công cuộc xây dựng, mở mang nước Đại Việt về mọi mặt.
Đầu chim phượng bằng đất nung, vật trang trí kiến trúc thời Trần. Các hiện vật thời Trần để lại cho hậu thế phong phú về chủng loại, chất liệu. Có giá trị nổi bật trong số đó là gốm kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long.
Ấm đồng thời Trần, thế kỷ 13-14. Dưới thời Trần, văn hóa, khoa học, nghệ thuật phát triển mạnh. Các thành tựu này đã nâng cao đời sống người dân, đưa văn minh Đại Việt đạt đến đỉnh cao.
Đầu rồng thời Trần. Vào giai đoạn đầu, nhà Trần dường như có sự kế thừa nguyên vẹn hệ thống công trình kiến trúc thời Lý, nhưng về sau đã có sự thay đổi về mặt quy hoạch của Kinh thành Thăng Long.
Đầu sư tử thời Trần. Qua những dấu tích còn để tại, có thể thấy rằng các công trình kiến trúc thời Trần có quy mô không to lớn, bề thế như kiến trúc thời Lý, mà đơn giản và có những sắc thái riêng biệt, tạo nên đặc trưng của kiến trúc thời Trần ở Hoàng thành Thăng Long.
Đầu sư tử thời Trần. Vật liệu kiến trúc thời Trần khá tương đồng với thời Lý, nhưng được cải tiến theo hướng mỏng và nhẹ hơn, các tượng trang trí trên mái được làm rỗng lòng, góp phần giảm đáng kể trọng lượng bộ máy, giúp việc xử lý nền móng đơn giản hơn.
Lá đề trang trí hình rồng thời Trần. Các loại ngói lợp mái và phù điêu trang trí mái của thời Trần cho thấy sự kế thừa xuất sắc và những bước chuyển của phong cách nghệ thuật trang trí bộ mái kiến trúc cung điện thời Trần ở Hoàng thành Thăng Long.
Lá đề chạm hình chim phượng thời Trần. Hình ảnh rồng hoặc phượng trong lá đề – biểu tượng về sự giác ngộ trong Phật giáo thời Trần.
Mảnh trang trí hình cánh hoa sen thời Trần. Một nét đặc sắc trong gốm kiến trúc thời Trần là ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo. Kế thừa nền tảng Phật giáo thời Lý, phật giáo thời Trần phát triển rực rỡ, để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử.
Mô hình bảo tháp Phật giáo bằng đất nung thời Trần.
Uyên ương trên ngói úp nóc thời Trần.
Mô hình nhà thời Trần.
Đầu ngói ống thời Trần.
Đồng tiền “Thiệu Phong Bình Bảo” thời Trần, lưu hành năm 1341-1357.

 

 

Theo Kienthuc


Cùng chuyên mục

ĐẮK LẮC: Thành phố Buôn Ma Thuột chú trọng phát triển du lịch cộng đồng

ĐẮK LẮC: Thành phố Buôn Ma Thuột chú trọng phát triển du lịch cộng đồng

Hà Tĩnh: Sai phạm tại Di tích văn hoá Đền Truông Bát “Sinh con rồi mới sinh cha – Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”

Hà Tĩnh: Sai phạm tại Di tích văn hoá Đền Truông Bát “Sinh con rồi mới sinh cha – Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”

Bế mạc Festival “Về miền Ví, Giặm – Kết nối tinh hoa di sản”

Bế mạc Festival “Về miền Ví, Giặm – Kết nối tinh hoa di sản”

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

Thiếu tướng Hoàng Sâm – Người con ưu tú của quê hương Quảng Bình

Thiếu tướng Hoàng Sâm – Người con ưu tú của quê hương Quảng Bình

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Quy định mới về nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông áp dụng từ 1/1/2025

Quy định mới về nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông áp dụng từ 1/1/2025

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân