Tận mục bộ sưu tập cổ vật thời Trần lớn nhất Sài Gòn

13:43 | 26/10/2021

Dưới thời Trần, nền văn minh Đại Việt đã đạt đến đỉnh cao. Cùng cảm nhận điều này qua bộ sưu tập cổ vật thời Trần đặc sắc của Bảo tàng Lịch sử TP. HCM.


Con dấu bằng đồng, một cổ vật thời Trần được đúc năm 1393 dưới thời vua Trần Thuận Tông. Ngược dòng lịch sử, vào năm 1225 triều Trần lên thay triều Lý, tiếp tục công cuộc xây dựng, mở mang nước Đại Việt về mọi mặt.
Đầu chim phượng bằng đất nung, vật trang trí kiến trúc thời Trần. Các hiện vật thời Trần để lại cho hậu thế phong phú về chủng loại, chất liệu. Có giá trị nổi bật trong số đó là gốm kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long.
Ấm đồng thời Trần, thế kỷ 13-14. Dưới thời Trần, văn hóa, khoa học, nghệ thuật phát triển mạnh. Các thành tựu này đã nâng cao đời sống người dân, đưa văn minh Đại Việt đạt đến đỉnh cao.
Đầu rồng thời Trần. Vào giai đoạn đầu, nhà Trần dường như có sự kế thừa nguyên vẹn hệ thống công trình kiến trúc thời Lý, nhưng về sau đã có sự thay đổi về mặt quy hoạch của Kinh thành Thăng Long.
Đầu sư tử thời Trần. Qua những dấu tích còn để tại, có thể thấy rằng các công trình kiến trúc thời Trần có quy mô không to lớn, bề thế như kiến trúc thời Lý, mà đơn giản và có những sắc thái riêng biệt, tạo nên đặc trưng của kiến trúc thời Trần ở Hoàng thành Thăng Long.
Đầu sư tử thời Trần. Vật liệu kiến trúc thời Trần khá tương đồng với thời Lý, nhưng được cải tiến theo hướng mỏng và nhẹ hơn, các tượng trang trí trên mái được làm rỗng lòng, góp phần giảm đáng kể trọng lượng bộ máy, giúp việc xử lý nền móng đơn giản hơn.
Lá đề trang trí hình rồng thời Trần. Các loại ngói lợp mái và phù điêu trang trí mái của thời Trần cho thấy sự kế thừa xuất sắc và những bước chuyển của phong cách nghệ thuật trang trí bộ mái kiến trúc cung điện thời Trần ở Hoàng thành Thăng Long.
Lá đề chạm hình chim phượng thời Trần. Hình ảnh rồng hoặc phượng trong lá đề – biểu tượng về sự giác ngộ trong Phật giáo thời Trần.
Mảnh trang trí hình cánh hoa sen thời Trần. Một nét đặc sắc trong gốm kiến trúc thời Trần là ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo. Kế thừa nền tảng Phật giáo thời Lý, phật giáo thời Trần phát triển rực rỡ, để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử.
Mô hình bảo tháp Phật giáo bằng đất nung thời Trần.
Uyên ương trên ngói úp nóc thời Trần.
Mô hình nhà thời Trần.
Đầu ngói ống thời Trần.
Đồng tiền “Thiệu Phong Bình Bảo” thời Trần, lưu hành năm 1341-1357.

 

 

Theo Kienthuc


Cùng chuyên mục

Chung kết toàn quốc Cuộc thi Nữ hoàng trang sức Việt Nam 2024

Chung kết toàn quốc Cuộc thi Nữ hoàng trang sức Việt Nam 2024

RA MẮT VÀ TOẠ ĐÀM TUYỂN TẬP ÂM NHẠC PHẬT GIÁO HẢI TRIỀU ÂM

RA MẮT VÀ TOẠ ĐÀM TUYỂN TẬP ÂM NHẠC PHẬT GIÁO HẢI TRIỀU ÂM

Thủ tướng: Mọi người được tiếp cận bình đẳng, thụ hưởng thành quả và bảo vệ an toàn với các dịch vụ tài chính

Thủ tướng: Mọi người được tiếp cận bình đẳng, thụ hưởng thành quả và bảo vệ an toàn với các dịch vụ tài chính

NHCSXH huyện Krông Nô: Tiếp tục triển khai cho vay vốn nhà ở xã hội

NHCSXH huyện Krông Nô: Tiếp tục triển khai cho vay vốn nhà ở xã hội

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Thủ tướng: Chính phủ đồng hành cùng với doanh nghiệp ASEAN, cùng nhau bứt phá, hội tụ sức mạnh, kiến tạo tương lai

Thủ tướng: Chính phủ đồng hành cùng với doanh nghiệp ASEAN, cùng nhau bứt phá, hội tụ sức mạnh, kiến tạo tương lai

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh: Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh: Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình: Đặc sắc lễ hội Cầu ngư làng biển Cảnh Dương

Quảng Bình: Đặc sắc lễ hội Cầu ngư làng biển Cảnh Dương