Sẽ không ‘cào bằng’ trong điều chỉnh tuổi hưu

9:46 | 17/05/2018

“Việc điều chỉnh tuổi hưu sẽ không có chuyện “cào bằng”. Không phải tất cả lao động ở các ngành nghề, lĩnh vực cùng phải nghỉ hưu ở tuổi 60 với nữ và 62 tuổi với nam giới mà lao động một số ngành nghề đặc thù có thể nghỉ hưu sớm hoặc muộn hơn 5 năm” – Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung thông tin về việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.


Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thông qua ba Nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH). Đáng chú ý trong đề án cải cách chính sách BHXH. Ban Chấp hành Trung ương đồng ý tăng tuổi nghỉ hưu bình quân theo lộ trình, bước đi phù hợp với từng nhóm đối tượng, ngành nghề.

Triển khai Nghị quyết nêu trên, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan soạn thảo dự luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động năm 2012. Trong đó, Bộ sẽ đưa quy định tăng tuổi nghỉ hưu vào dự luật để Chính phủ trình Quốc hội thông qua.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, dự kiến một số ngành nghề có chuyên môn cao có thể nghỉ hưu muộn hơn 5 năm như: Công việc của các bác sĩ hoặc thầy thuốc giỏi, các nhà khoa học có nhiều đóng góp, các công việc có chuyên môn cao tại toà án hoặc viện kiểm sát. Thậm chí, những lao động nữ có chuyên môn cao như giáo sư, bác sĩ, các nhà quản lý giỏi cũng có thể nghỉ hưu ở tuổi 65. Đối với người lao động làm việc ở 8 ngành nghề độc hại theo quy định hiện nay có thể rút ngắn tuổi hưu tới 5 năm.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung phát biểu tại Hội nghị Trung ương 7, khóa XII, ảnh: t.hải

“Từ nay tới năm 2021, khi Bộ Luật Lao động và các luật liên quan được cụ thể hóa, chúng ta vẫn có thể điều chỉnh tuổi nghỉ hưu “cục bộ” ở một số nhóm đối tượng đặc thù theo khoản 3 Điều 187 Luật Lao động năm 2012” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin.

Thời gian qua việc điều chỉnh tuổi hưu đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội vì khi triển khai sẽ tác động trực tiếp đến hàng chục triệu người lao động. Dù còn có nhiều ý kiến khác nhau nhưng việc điều chỉnh tuổi hưu đang là xu thế chung của thế giới.

Theo thống kê, năm 2017, Việt Nam có khoảng 1,3 triệu người bước vào độ tuổi lao động nhưng số người bước vào tuổi hưu đã xấp xỉ con số 1 triệu. Dự báo của Tổng cục Thống kê, tới năm 2035, số người bước vào tuổi lao động là hơn 1,5 triệu và tuổi hưu là 1,3 triệu người.

“Như vậy có thể thấy rằng, tới năm 2035, cả nước chỉ có thêm 200.000 người bước vào độ tuổi lao động và chỉ bằng 1/5 số người nghỉ hưu. Đây là dấu hiệu rõ ràng của sự già hóa dân số và thiếu hụt lực lượng lao động” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, tuổi nghỉ hưu của lao động hiện nay đã được quy định từ năm 1960, tức là cách đây tới gần 60 năm. Theo đó, lao động nam nghỉ hưu ở tuổi 60 và lao động nữ nghỉ hưu ở tuổi 55. Khi đó, tuổi hưu bình quân của người lao động chỉ trên 40 tuổi.

Đến nay, Việt Nam là một trong số những quốc gia có tuổi thọ cao nhất trong khu vực, lao động nam sau khi nghỉ hưu có tuổi thọ 78 tuổi và nữ là 79,5 tuổi. Trong khi đó, tuổi nghỉ hưu của lao động Việt Nam lại thấp nhất trong khu vực với bình quân là 54,3 tuổi, trong đó lao động nam là 55,6 tuổi và lao động nữ là 52,6 tuổi.

So sánh giữa tỉ lệ đóng và hưởng lương hưu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, “tại nhiều nước trên thế giới đang tính bình quân: Đóng 40 năm hưởng 20 năm mới đảm bảo sự bền vững. Nhưng tại Việt Nam đang ngược lại. Mức đóng bình quân vào quỹ BHXH là 22 % và mức hưởng trung bình là 70 %. Trong đó, tuổi bình quân đóng BHXH của nam là 28 năm và hưởng sau tuổi 60 là 22,5 năm, với lao động nữ đóng 23 năm và hưởng lương hưu sau tuổi 55 là 27 năm”.

“Tình trạng: Đóng ít – hưởng nhiều như hiện nay sẽ gây ra nguy cơ không đảm bảo sự bền vững của quỹ BHXH” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin và bày tỏ quan điểm hiện tại là thời cơ vàng để chúng ta quyết định chủ trương điều chỉnh tuổi hưu.

Theo PLXH

Video hay

Cùng chuyên mục

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Chỉ thị số 40-CT/TW và sức mạnh từ sự đồng lòng ở Ea H’Leo

Chỉ thị số 40-CT/TW và sức mạnh từ sự đồng lòng ở Ea H’Leo

Chuyên gia Mai Nguyễn Hoàng Nam: Nếu chưa đủ tư duy, kiến thức thì khoan hẳn khởi nghiệp, chỉ nên “lập nghiệp”

Chuyên gia Mai Nguyễn Hoàng Nam: Nếu chưa đủ tư duy, kiến thức thì khoan hẳn khởi nghiệp, chỉ nên “lập nghiệp”

Lễ hội ẩm thực “MẶN MÀ ĐÀ NẴNG”: Xây dựng câu chuyện Văn hoá ẩm thực đặc sắc Đà Thành

Lễ hội ẩm thực “MẶN MÀ ĐÀ NẴNG”: Xây dựng câu chuyện Văn hoá ẩm thực đặc sắc Đà Thành

Giám sát triển khai tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28 tại Krông Nô

Giám sát triển khai tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28 tại Krông Nô

Ngân hàng CSXH huyện Krông Nô sơ kết hoạt động ủy thác quí I năm 2024

Ngân hàng CSXH huyện Krông Nô sơ kết hoạt động ủy thác quí I năm 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn tại Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn tại Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Thắp sáng ước mơ đến trường từ vốn tín dụng chính sách

Thắp sáng ước mơ đến trường từ vốn tín dụng chính sách

Bon PiNao “thay áo mới”

Bon PiNao “thay áo mới”