Đại dịch Covid 19 đã dần được khống chế, người dân đã và đang trở lại trạng thái bình thường mới sau dịch, mặc dù các hoạt động chưa được hoàn toàn như cũ nhưng người nông dân đã trở lại cánh đồng sau một thời gian dài giãn cách xã hội.
Các cánh đồng lâu ngày không được chăm sóc vun trồng, cộng thêm thời tiết năm nay mưa nhiều kiến cỏ mọc đầy khiến lượng rau xanh cung cấp cho thị trường khan hiếm. Giá rau xanh đã tăng chóng mặt, với chỉ riêng rau muống tăng từ 7.000đ/kg lên đến 20.000đ/kg. Việc rau xanh thiếu nguồn cung lại là cơ hội cho nhiều hộ dân trồng gối vụ trước dịch.
Vườn rau muống sạch đảm bảo tiêu chuẩn Vietgap.
Theo tìm hiểu của phóng viên, nhà bà Sinh ở Trung Hậu Đông, Mê Linh có 2 sào ruộng đầu mùa dịch đã kịp làm đất reo hạt nên mặc dù ở nhà nhưng ngay khi hết giãn cách theo CT16 đã thu hoạch và bán được gần 15 triệu tiền rau cải chip.
Vườn rau cải chip sạch theo tiêu chuẩn Vietgap.
Rau lên giá nhưng nhiều hộ dân không còn rau để bán khiến người dân tiếc nuối, nhiều hộ dân rau đến kỳ thu hoạch nhưng không ra ruộng thu hoạch được nên đã hư hỏng nhiều phải để lại ruộng, khi hết dịch chỉ biết khóc thầm.
Nhiều hộ dân ở Mê Linh đầu tư lượng tiền lớn để trồng hoa cũng không tiêu thụ được nên chấp nhận cắt bỏ để chuẩn bị cho đợt hoa mới tết.
vườn hoa Hồng không thu hoạch được chủ vườn để nở rồi cắt vứt bỏ.
Trong chăn nuôi nhiều hộ dân gặp rất nhiều khó khăn vì giá thức ăn chăn nuôi lên cao, nhiều đàn gà , lợn đã qua thời kỳ bán nhưng không xuất bán được nên chủ trại vẫn phải mất chi phải chăn nuôi, giá lợn hơi chưa đến 40.000, đ/ kg nên việc lỗ cả triệu đồng/ con lợn là không thể tránh khỏi.
Một trại gà đã quá kỳ thu hoạch không xuất bán được.
Hy vọng với tình hình nới lỏng giãn cách hiện nay theo Nghị quyết 128 của Chính phủ V/v ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid 19” thống nhất trên toàn quốc sẽ đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ để giải phóng lượng gia súc, gia cầm tồn đọng lấy nguồn tài chính tái đàn đảm bảo ổn định nguồn cung lương thưc, thực phẩm.
Trần Thạch