Phật giáo có sùng bái quỷ thần hay không?

11:31 | 08/02/2020

Thần mà Phật giáo nói, thông thường chiếm vị trí trung gian giữa loài Trời và loài quỷ. Quỷ có phúc đức lớn gọi là thần. Tùy tòng đi theo các loài Trời cũng thường thường là thần. Quỷ có các loài: Đa tài quỷ, thiểu tài quỷ, quỷ đói, đa tài đại phúc quỷ.


Rất rõ ràng, một Phật tử chính tín chỉ sùng bái Phật, Pháp, Tăng, tức là Tam Bảo, tuyệt đối không sùng bái quỷ thần. Thế nhưng, Phật giáo chính tín không phủ định sự tồn tại của quỷ thần. Bởi vì quỷ và thần thuộc 2 cõi trong 6 cõi sống của chúng sinh nằm trong vòng sinh tử luân hồi. Do đó, thần của Phật giáo không phải là Thượng Đế của tôn giáo thần quyền, quỷ mà kinh Phật nói cũng không phải là ma quỷ của tôn giáo thần quyền.

Thần mà Phật giáo nói cũng là chúng sinh ở cõi phàm.

Thần mà Phật giáo nói cũng là chúng sinh ở cõi phàm. Ma của Phật giáo nói là chúng sinh ở cõi Trời thứ sáu của Dục giới. Ma của Phật giáo đúng là ma. Quỷ của Phật giáo đúng là quỷ. Ma mà sách Phật nói có bốn loại: Thiên ma, ma ngũ uẩn, ma phiền não, ma chết. Trừ thiên ma ra, còn ba loại ma kia đều phát xuất từ sinh lý và tâm lý của con người.

Thần mà Phật giáo nói, thông thường chiếm vị trí trung gian giữa loài Trời và loài quỷ. Quỷ có phúc đức lớn gọi là thần. Tùy tòng đi theo các loài Trời cũng thường thường là thần. Quỷ có các loài: Đa tài quỷ, thiểu tài quỷ, quỷ đói, đa tài đại phúc quỷ (1). Các loại quỷ này, tuy ở cõi quỷ nhưng lại được hưởng phúc đức của loài Trời.

Thông thường loài thần thiện được Phật giáo cảm hóa và trở thành thần hộ pháp. Ảnh minh họa.

Các thần được dân gian sùng bái, hơn nữa nếu là loài quỷ có phúc đức lớn. Thần thì có thiên thần, không thần (thần ở trong hư không), địa thần. Cũng có thể phân loại: Thiên thần, súc thần (thần súc vật), quỷ thần, các loại thần do dân gian sùng bái như thần rắn, thần bò, thần linh thảo mộc, thần núi, thần sông v.v…, phần lớn đều là địa thần, súc thần hay quỷ thần.

Kinh Phật thường nói tới Bát bộ quỷ thần, tức là thiên thần, long thần (thần loài rồng), thần Dạ Xoa (gọi là phi không quỷ – quỷ bay trên không), Càn thát bà (thần nhạc trời), A Tu La, Ca Lâu La (chim cánh vàng), Khẩn na la (chim có giọng hót hay), Ma Hầu La Già (con trăn thần). Trong Bát bộ quỷ thần, có thần thiện, có thần ác.

Chính vì có sự hộ trì của thiện thần, mà ác thần, ác quỷ không dám xâm phạm đến những người đã quy y Tam Bảo.

Thông thường loài thần thiện được Phật giáo cảm hóa và trở thành thần hộ pháp. Vì vậy, Phật tử chính tín không sùng bái quỷ thần, nhưng giữ thái độ kính lễ đúng mức. Một Phật tử chính tín mà sùng bái quỷ thần thì có tội về nguyên tắc. Các thiện thần đều tự động gia hộ những người quy y Tam Bảo, cho nên họ nhất định không chịu tiếp nhận sự sùng bái của quỷ thần của Phật tử đã quy y Tam Bảo. Chính vì có sự hộ trì của thiện thần, mà ác thần, ác quỷ không dám xâm phạm đến những người đã quy y Tam Bảo.

(1) Tên các loài quỷ. Tài là tiền tài.

 

Hòa thượng Thánh Nghiêm

 

Video hay

Cùng chuyên mục

Lễ ra mắt Chi hội Nữ trí thức khối Văn hóa Nghệ thuật “Những đóa hoa sen Việt Nam”

Lễ ra mắt Chi hội Nữ trí thức khối Văn hóa Nghệ thuật “Những đóa hoa sen Việt Nam”

Hội An khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu

Hội An khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu

Khai mạc giải cầu lông Tynsport mở rộng lần thứ XIV năm 2024 “Tranh Cúp TC Sport”

Khai mạc giải cầu lông Tynsport mở rộng lần thứ XIV năm 2024 “Tranh Cúp TC Sport”

Giải bóng chuyền Nam thanh niên Công an Hà Tĩnh vào giờ khai cuộc

Giải bóng chuyền Nam thanh niên Công an Hà Tĩnh vào giờ khai cuộc

Khai mạc đại hội thể thao học đường lớn nhất từ trước đến nay

Khai mạc đại hội thể thao học đường lớn nhất từ trước đến nay

Lối sống mực thước, bình dị và những câu chuyện lay động lòng người (Bài 2)

Lối sống mực thước, bình dị và những câu chuyện lay động lòng người (Bài 2)

Đến với cử tri, nhân dân bằng phong cách gần gũi, ân tình (Bài 1)

Đến với cử tri, nhân dân bằng phong cách gần gũi, ân tình (Bài 1)

Liên hoan sân khấu dành cho thiếu nhi lần thứ nhất

Liên hoan sân khấu dành cho thiếu nhi lần thứ nhất

Hướng sang nguồn sáng phương Đông

Hướng sang nguồn sáng phương Đông