Ông Nguyễn Thanh Dương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam xác nhận và cho biết, đang điều tra dịch tễ, truy vết những trường hợp tiếp xúc gần với ca nghi nhiễm này, theo VnExpress.
Theo điều tra dịch tễ, người này trú tại thị trấn Quế, huyện Kim Bảng, nhân viên tại khu du lịch Tam Chúc. Tối 22/4, chị lên Hà Nội thuê phòng nghỉ tại gần cổng Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, hôm sau đưa mẹ đến khám tại nhiều khoa ở Bệnh viện K.
Ngày 24/4 đến 25/4, chị đi làm tại khu Tam Chúc. Ngày 26/4 tiếp tục đưa mẹ đến bệnh viện K siêu âm, điện tim, nội soi trực tràng, chụp X-quang…, đến quầy thuốc tầng 2 mua thuốc. Ngày 28/4, chị ở nhà ông ngoại tại Kim Bảng, Hà Nam từ sáng đến chiều, không đi đâu.
Từ ngày 29/4 đến ngày 3/5, chị tiếp tục đi làm tại khu Tam Chúc. Từ ngày 4/5 đến nay, chị ở tại Bệnh viện K, mua đồ ăn trong căng tin và không ra ngoài. Trong thời gian ở viện chị tiếp xúc với những người cùng phòng đều đeo khẩu trang.
Từ ngày 29/4 đến ngày 3/5, chị tiếp tục đi làm tại khu Tam Chúc. Từ ngày 4/5 đến nay, chị ở tại Bệnh viện K, mua đồ ăn trong căng tin và không ra ngoài. Trong thời gian ở viện chị tiếp xúc với những người cùng phòng đều đeo khẩu trang.
Theo Thanh Niên, sáng 7/5, kiểm tra việc phong tỏa tại Bệnh viện K Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội), và cơ sở khác để làm xét nghiệm, khoanh vùng.
Theo ông Ngọc Anh, tình hình dịch bệnh là rất phức tạp, phức tạp hơn ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, bởi Bệnh viện K cũng là tuyến đầu và có bệnh nhân ở tất cả các tỉnh thành đến chữa trị.
Sau phong tỏa, Bệnh viện K sẽ chỉ còn nhận bệnh nhân nặng, cấp cứu (bởi là tuyến cuối), còn sẽ “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Hà Nam xuất hiện ca lây nhiễm cộng đồng hôm 29/4, khi một thanh niên 28 tuổi được ghi nhận là “bệnh nhân 2899”. Cùng ngày, tỉnh đóng cửa, dừng đón khách tại khu du lịch Tam Chúc, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh trên địa bàn; dừng toàn bộ lễ hội, sự kiện tập trung đông người; dừng kinh doanh karaoke, massage, trò chơi điện tử, khu vui chơi.
Theo VNE