10 dấu hiệu của bệnh trầm cảm

22:12 | 17/10/2019

 Những dấu hiệu dưới đây của căn bệnh trầm cảm sẽ giúp bạn và người thân hiểu về bệnh và tìm sự giúp đỡ.


 

Nỗi buồn dai dẳng: Cảm giác buồn bã dai dẳng là dấu hiệu phổ biến của bệnh trầm cảm. Người bệnh thường có cảm giác vô vọng và không thể nhìn ra điều tích cực của cuộc sống. Họ gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày.
Chán ghét bản thân: Người bệnh thường có cảm giác nghi ngờ về bản thân và cho rằng mình không thể làm được gì tử tế. Khi kết hợp với cảm giác tự ti, chán ghét bản thân có thể dẫn đến những suy nghĩ tự vẫn.
Mất hứng thú trong mọi việc: Người bệnh thường cảm thấy chán nản, mất tập trung, dẫn đến hiệu suất làm việc giảm, khiến cho người bệnh xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực.

 

Cáu bẳn và cô lập: Những người trầm cảm thường khó cư xử lịch sự nơi công cộng. Họ trở nên cáu bẳn và nóng tính, dẫn đến khó hòa nhập với cộng đồng. Sự tự cô lập bản thân có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Lo âu: Cảm giác tự ti có thể dẫn đến lo âu. Gần 50% số bệnh nhân trầm cảm gặp phải triệu chứng này. Cảm giác lo âu có thể dần biến mất sau một thời gian, nhưng đó có thể là lúc người bệnh đã từ bỏ hi vọng.
Mất năng lượng: Người bệnh có thể trở nên thiếu năng lượng do buồn bã và các yếu tố khác như thiếu ngủ vì lo âu. Người bệnh có thể bị suy nhược cơ thể nghiêm trọng.
Rối loạn thói quen ngủ: Người mắc bệnh trầm cảm thường có những thói quen ngủ bất thường và phải vật lộn với chứng mất ngủ hoặc tỉnh giấc nhiều lần trong đêm. Người bệnh cũng có thể ngủ nhiều hơn bình thường và không muốn rời khỏi giường.
Thay đổi khẩu vị và trọng lượng cơ thể: Thay đổi khẩu vị là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân trầm cảm. Họ có thể ăn uống vô độ hoặc hoàn toàn mất khẩu vị. Việc này có thể dẫn đến tăng cân hoặc giảm cân bất thường.
Hành xử thiếu suy nghĩ: Một số bệnh nhân trầm cảm thực hiện những hành động nguy hiểm để tạm thời giải tỏa nỗi đau tinh thần. Khi người thân lo lắng và cố gắng giúp đỡ, người bệnh có thể phản ứng tiêu cực.
Suy nghĩ về cái chết: Những người mắc bệnh trầm cảm thường dành nhiều thời gian nghĩ về việc tự làm tổn thương mình và có thể bị ám ảnh với suy nghĩ về cái chết. Những suy nghĩ này làm tăng nguy cơ vô tình hoặc cố ý tự làm tổn thương bản thân./.

Tổng hợp

Video hay

Cùng chuyên mục

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

Đại hội Hội hữu nghị Việt – Nhật tại Đà Nẵng

Đại hội Hội hữu nghị Việt – Nhật tại Đà Nẵng

LỜI CHIA BUỒN CỦA TT HOA KỲ JOE BIDEN GỬI PHU NHÂN NGÔ THỊ MẬN VỀ VIỆC TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

LỜI CHIA BUỒN CỦA TT HOA KỲ JOE BIDEN GỬI PHU NHÂN NGÔ THỊ MẬN VỀ VIỆC TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN

TPHCM: Tập trung thúc đẩy tăng trưởng 6 tháng cuối năm

TPHCM: Tập trung thúc đẩy tăng trưởng 6 tháng cuối năm

Với Hải Phòng, văn hóa là động lực và là mạch nguồn của sự phát triển

Với Hải Phòng, văn hóa là động lực và là mạch nguồn của sự phát triển