NSND Thanh Ngân và nỗ lực vực dậy cải lương trong thời dịch COVID-19

21:30 | 17/02/2022

Tái hiện “Tiếng trống Mê Linh”, NSND Thanh Ngân mong muốn cải lương vực dậy sau thời điểm sân khấu gặp nhiều khó khăn vì dịch COVID-19.


Thanh Ngân là nghệ sĩ cải lương, dân ca nổi tiếng của Việt Nam. Tháng 8.2019, bà vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân cùng với các nghệ sĩ cải lương gạo cội: Thanh Tuấn, Minh Vương, Thoại Miêu, Thanh Nam, Giang Châu…

Mới đây, tại nhà hát Trần Hữu Trang vở diễn “Tiếng trống Mê Linh” do NSND Thanh Ngân và NSƯT Trọng Phúc đóng chính, dưới sự đạo diễn của NSND Trần Ngọc Giàu một lần nữa tái hiện lại hào khí nữ tướng oai hùng Trưng Trắc, nức lòng tất cả những ai yêu nghệ thuật cải lương. Đây cũng là vở diễn hiếm hoi của các nghệ sĩ sau thời điểm nhiều sân khấu đóng băng vì dịch COVID-19.

Có thể nói, trong thời điểm gameshow nở rộ nhiều chương trình nghệ thuật ca hát mới lạ, hấp dẫn ra đời mới thấy rất thiếu những vở diễn kinh điển như “Tiếng trống Mê Linh”. Qua màn phối hợp ăn ý của NSND Thanh Ngân và NSƯT Trọng Phúc đã khẳng định giá trị của cải lương luôn có một chỗ đứng vững trải trong lòng khán giả.

Vở diễn có sự góp mặt của loạt “cây đa cây đề” như: Kim Luận (Trưng Nhị), NSƯT Mỹ Hằng (Lê Chân), Kim Thùy (Thánh Thiên), Diễm Thanh (nàng Tía), Phùng Ngọc Bảy (Tô Định), Thanh Đông (Tào Quyên), Hoàng Minh Vương (Mã Tắc), Tô Tấn Loan (Đông Bản), Thanh Toàn (cụ Đô Trinh), Dũng Nhí (Chương Hầu).

NSND Thanh Ngân và nỗ lực vực dậy cải lương trong thời dịch COVID-19
NSND Thanh Ngân mong vực dậy cải lương. Ảnh: NSCC.

Thông qua vở diễn, các nghệ sĩ mong tiếp thêm niềm đam mê cho những thế hệ trẻ yêu nghề và giới mộ điệu cải lương.

Để có được vở diễn này, các nghệ sĩ đã phải đổ mồ hôi tập luyện gấp rút để làm mới một vở diễn kinh điển như “Tiếng trống Mê Linh” trong thời kì khó khăn ảnh hưởng của COVID-19 như hiện nay.

Về vở diễn “Tiếng trống Mê Linh”, phân đoạn “bi” nhất giữa “Nợ nước tình nhà” nhưng nữ tướng Trưng Trắc không làm mất đi sự “oai hùng” của một vị chủ tướng.

Những hồi trống tấn công vang dội, thúc giục, thể hiện hào khí cũng trận chiến. Đằng sau tiếng trống trận, là tâm tư, tình cảm của Trưng Trắc, khi đặt việc nước lên trên tình nhà, khi tế sống chồng trước khi ra lệnh xuất quân.

“Tiếng trống Mê Linh” một lần nữa khẳng định chỗ đứng của cải lương với khán giả trẻ, trở thành một vở cải lương kinh điển đặc biệt, vượt qua thời gian.

Một phân đoạn trong vở diễn. Ảnh: NSCC.

NSND Thanh Ngân hi vọng sau khi dịch bệnh được kiểm soát, khán giả sẽ trở lại sân khấu để tiếp tục theo dõi và ủng hộ nghệ thuật.

 

Theo Laodong

Video hay


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Trẻ em khó khăn ở Củ Chi được khám bệnh miễn phí trong chương trình “Việt Nam đoàn kết lan tỏa yêu thương”

Trẻ em khó khăn ở Củ Chi được khám bệnh miễn phí trong chương trình “Việt Nam đoàn kết lan tỏa yêu thương”

Thủ tướng: Triển khai hiệu quả “bộ tứ chiến lược”; thực hiện bằng được các mục tiêu lớn

Thủ tướng: Triển khai hiệu quả “bộ tứ chiến lược”; thực hiện bằng được các mục tiêu lớn

30/4 – Đất nước trọn niềm vui

30/4 – Đất nước trọn niềm vui

Hòa bình và thịnh vượng sau 50 năm đất nước thống nhất

Hòa bình và thịnh vượng sau 50 năm đất nước thống nhất

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Hỏa trình trên các cung đường xuôi Bắc ngược Nam

Hỏa trình trên các cung đường xuôi Bắc ngược Nam