NSND Lê Tiến Thọ – Người đùa dai với tác quyền

16:22 | 22/05/2019

Vừa qua, ngay trước thềm Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc 2019, trên fb cá nhân, báo in và trang điện tử vanhienplus.vn của tạp chí Văn hiến Việt Nam, tôi có share và cho in bài “Chủ tịch Hội chưa đi thi đã phạm quy!”. Bài viết nêu việc Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN có đến 4 vở diễn tham gia Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc 2019 tại Thanh Hóa với tư cách đạo diễn và tác giả và việc NSND Lê Tiến Thọ phạm quy khi không đề tên tác giả và tác phẩm gốc trên kịch bản mà ông phóng tác khi đăng ký tham dự Liên hoan.


 

Sau đó ít ngày, trên báo Dân trí điện tử và Văn hóa điện tử, hai tác giả Cao Ngọc và Hà Tùng Long đã có bài phỏng vấn ông Lê Tiến Thọ về những sự việc này. Vì hội diễn đang tiến hành, tôi tạm thời không nói đến những chuyện không hay về đạo đức nghề nghiệp của ông Lê Tiến Thọ vì ông đang tham gia Liên hoan với tư cách một đạo diễn, một tác giả, cần được đối xử công bằng như các tác giả, đạo diễn khác, chỉ nên tập trung vào nghệ thuật, hay thì khen, dở thì chê.

Bản thân tôi, một người rất yêu tuồng và dân ca kịch đã vào dự Liên hoan để được sống trong không gian nghệ thuật quen thuộc, được vô tư tận hưởng và trân trọng ca ngợi những thành tựu của các nghệ sĩ giữa thời buổi rất khó khăn của sân khấu nước nhà, đặc biệt là của tuồng và dân ca kịch. Liên hoan đã qua, tôi xin lại đề cập đến những chuyện mà Cao Ngọc và Hà Tùng Long đã nêu qua bài phỏng vấn bênh vực NSND Lê Tiến Thọ để rộng đường dư luận.

Trước hết xin nói đến việc vi phạm tác quyền có hệ thống của NSND Lê Tiến Thọ.

1. Có hay không việc NSND Lê Tiến Thọ ‘quên’ tên tác giả và tác phẩm gốc của kịch bản ‘Vụ án Lệ Chi Viên’ do ông phóng tác

Câu trả lời là CÓ!

Rõ ràng, cho đến trước khi tôi lên tiếng, trên tất cả các tài liệu chính thức của Liên hoan liên quan đến vở diễn “Vụ án Lê Chi viên” của Nhà hát nghệ thuật Hát bội TP Hồ Chí Minh đều không có tên tác giả gốc và tác phẩm gốc là nhà viết kịch Lưu Quang Hà và vở kịch nói “Đêm Ức Trai”.

Đây đương nhiên là việc vi phạm quyền tác giả, vi phạm quy chế của Liên hoan và nếu thật nghiêm túc phải bị loại ra khỏi cuộc chơi. Chính nhờ tôi kịp thời lên tiếng mà ông Thọ, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM, Ban tổ chức Liên hoan đã kịp đưa tên tác giả Lưu Quang Hà trên đăng ký tham dự, các program, tờ rơi, áp phích tuyên truyền cho vở diễn ngay trước giờ khai mạc Liên hoan, tránh cho ông Thọ, các đơn vị liên quan và Liên hoan một vụ vi phạm tác quyền không đáng có.

2. NSND Lê Tiến Thọ đã bao nhiêu lần ‘quên’ tên tác giả Lưu Quang Hà và ‘Đêm Ức Trai’?

Câu trả lời: Không phải lần đầu, mà ít nhất là 3 LẦN!

– Lần thứ nhất: Sau khi đưa kịch bản “Vụ án Lệ Chi viên” cho Nhà hát Nghệ thuật ca kịch Huế dàn dựng (NSUT Phan Dy chuyển thể, NSND Hoài Huệ đạo diễn) tham dự Hội diễn tuồng và dân ca kịch toàn quốc 2016, được tặng huy chương bạc, vở diễn được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch mời ra Nhà hát Lớn Hà Nội biểu diễn đêm 22/6/2017 trong chương trình đưa các tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao vào Nhà hát Lớn. Trong program cũng như giới thiệu tác giả kịch bản trong đêm diễn, không hề có tên tác giả gốc Lưu Quang Hà và tác phẩm gốc “Đêm Ức Trai”. Chí có tên tác giả kịch bản là NSND Lê Tiến Thọ, và tác gải chuyển thể Phan Dy. (Mời xem tờ program đưa bên dưới bài).

– Lần thứ 2: Trong quyết định số 190/QĐ-HNSSK ra ngày 20/9/2017 do Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN, NSND Lê Tiến Thọ ký về việc khen thưởng các tác phẩm sân khấu năm 2016, vở diễn “Vụ án Lệ Chi viên” của Nhà hát Nghệ thuật ca kịch Huế nằm trong danh sách các vở diễn được tặng Giải B. Trong mục ghi tác giả kịch bản của vở diễn chỉ có tên của NSND Lê Tiến Thọ, cũng là tác giả duy nhất, không hề ghi là tác giả chuyển thể hay phóng tác. Và sau đó, NSND Lê Tiến Thọ đã vô tư chia thưởng, và khi bị phản ứng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, ông đã nhanh chóng trả giải thưởng mà không hề áy náy gì, cứ như ông toàn quyền tác giả kịch bản của vở diễn mà ông chỉ là đồng tác giả với hai tác giả.khác là Lưu Quang Hà (kịch bản gốc) và Phan Dy (kịch bản ca kịch Huế)

– Lần 3: Là lần đưa kịch bản và trực tiếp đạo diễn vở “Vụ án Lệ Chi viên” cho Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM tham dự Liên hoan tuồng và dân ca kịch toàn quốc 2019 tại Thanh Hóa vừa qua. Lần này, trên progam, pano về vở diễn và đăng ký về vở diễn “Vụ án Lệ Chi viên” với Ban tổ chức Liên hoan cũng đều ghi thật rõ: tác giả kịch bản và đạo diễn: NSND Lê Tiến Thọ.

3. NSND Lê Tiến Thọ đã trả lời như thế nào khi bị bắt quả tang vi phạm?

Lần thứ nhất trong dịp biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 22/6/2017 không bị ai phát hiện và lên tiếng, nên việc vi phạm tác quyền của NSND Lê Tiến Thọ và Nhà hát Ca kịch Huế coi như đã hoàn thành êm ả, không gặp sự phản ứng nào.

Lần thứ hai, khi bị tạp chí Văn hiến VN phát hiện và lên tiếng, nghe nói ông Thọ đã đổ lỗi cho người đánh máy của Hội khi đánh quyết định khen thưởng đã lược mất tên tác giả Lưu Quang Hà và “Đêm Ức Trai”, cũng như các tác giả khác mà quên rằng chính ông là người đã đọc duyệt và ký quyết định đó.

Lần thứ ba, tức tại lần Liên hoan này, giống như lần thứ hai, ông Thọ lại đổ hết trách nhiệm cho Nhà hát Hát bội TP Hồ Chí Minh trong việc không để tên tác giả Lưu Quang Hà và “Đêm Ức Trai”, còn ông thì hoàn toàn vô can. Sau người đánh máy (vốn là cháu ruột của ông) của Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN, Nhà hát Hát bội TP Hồ Chí Minh lại bất ngờ bị “gửi” một nỗi oan “Thị Kính”…

NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN

 

Biên kịch Đoàn Thành Tâm, nhà hát tuồng Đào Tấn

 

Đạo diễn, NSUT Hoàng Ngọc Đình, nguyên Giám đốc Nhà hát tuồng Đào Tấn

4. NSND Lê Tiến Thọ khoe rằng đã thỏa thuận về bản quyền với bà Lưu Lan Hương, con gái của nhà viết kịch Lưu Quang Hà.

Nhưng chắc chắn trong thỏa thuận này bà Lưu Lan Hương không có điều khoản đồng ý cho NSND Lê Tiến Thọ tùy tiện bỏ tên cha mình ra khỏi kịch bản phóng tác của NSND Lê Tiến Thọ!

Tác giả đạo diễn Lê Đình Sơn.

5. NSND Lê Tiến Thọ không chỉ vi phạm tác quyền trong ‘Vụ án Lệ Chi Viên’.

Trong dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN, các nhà báo tạp chí Văn hiến VN đã được một số hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN cung cấp nghi vấn về việc vi phạm bản quyền rất trắng trợn của NSND Lê Tiến Thọ mà không ai dám lên tiếng.

Đầu tiên là việc ông để cho bà Vũ Thúy Ten, mượn tên của Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch VN, chủ trì thực hiện bộ phim video “60 năm thành lập Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam”, bộ phim chiếu chính thức tại Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hội. Và bà Ten cùng đồng sự đã vô tư bê “nguyên đai nguyên kiện” vào phim mình hơn 85% bộ phim “Từ Đại hội đến Đại hội” do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam sản xuất nhân dịp Đại hội Toàn quốc lần thứ VIII của Hội cách đấy gần 3 năm (2014).

Đây là bộ phim tài liệu rất công phu do NSND Lê Huy Quang viết kịch bản, đạo diễn Lê Lực đạo diễn, Minh Tuấn, Quang Hòa quay phim, Diệu Linh dựng phim, NSND Trần Nhượng làm Giám đốc sản xuất. Trong phim “60 năm thành lập Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN”, tên của những thành phần sở hữu và sáng tạo 85% phim, ngoài tên tác giả kịch bản Lê Huy Quang, đã bị bỏ hết, thay vào đó là tên bà Vũ Thúy Ten cùng 12 cộng sự, những người thực hiện 15% thời lượng phim, và bên cạnh tên NSND Lê Huy Quang, ở phần tác giả kịch bản, bất ngờ có thêm tên NSND Lê Tiến Thọ.

Thứ hai là tác quyền của kịch bản “Hoàng thúc Lý Long Tường” mà NSND Lê Tiến Thọ đứng tên tác giả kịch bản văn học, được nhà hát cải lương VN chuyển thể dàn dựng và vừa được giải A trong Giải thưởng vở diễn năm 2016 của Hội. Một số anh em ở Nhà hát Tuồng VN cho biết đây nguyên là kịch bản tuồng của tác giả Lê Đình Sơn, vốn là tác giả và đạo diễn của Nhà hát, được NSND Lê Tiến Thọ, năm 2010, khi đang đương chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, lấy vào giới thiệu cho Nhà hát tuồng Đào Tấn, được tác giả Đoàn Thành Tâm và đạo diễn Hoàng Ngọc Đình góp công bổ sung nâng cao trở thành vở diễn “Hồn Việt” tham gia Cuộc thi tuồng và dân ca toàn quốc 2010 tại TP Đà Nẵng đạt huy chương vàng. Tạp chí Văn hiến VN sau đó đã cho đăng bài điều tra của tác giả Đạt Nhi (tôi sẽ giới thiệu toàn văn bài báo dưới đây) trên báo in và trang điện tử vanhienplus.vn trong tháng 11 năm 2017.

Cho đến giờ, trên cơ sở những gì được biết, tôi ngờ rằng NSND Lê Tiến Thọ chưa bao giờ có một kịch bản văn học tử tế nào mang tên “Hoàng thúc Lý Long Tường”, chỉ có kịch bản tuồng còn sơ sài của Lê Đình Sơn đã được Đoàn Thanh Tâm, Hoàng Ngọc Đình bổ sung nâng cao có sự góp ý của NSND Lê Tiến Thọ thành kịch bản tuồng ‘Hồn Việt”, rồi ông Thọ đã đem kịch bản tuồng :”Hồn Việt” ấy đi bán cho Nhà hát Cải lương VN, rồi Nhà hát hát bội thành phố Hồ Chí Minh….

Nguyễn Thế Khoa/VHVN

Video hay


Cùng chuyên mục

Bế mạc Festival “Về miền Ví, Giặm – Kết nối tinh hoa di sản”

Bế mạc Festival “Về miền Ví, Giặm – Kết nối tinh hoa di sản”

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

Thiếu tướng Hoàng Sâm – Người con ưu tú của quê hương Quảng Bình

Thiếu tướng Hoàng Sâm – Người con ưu tú của quê hương Quảng Bình

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình