Những hình ảnh về ngày Tết ở Hà Nội cách đây cả 100 năm

19:00 | 12/02/2022

Cùng ngắm những bức ảnh được chụp vào dịp Tết năm 1920 và 1928 (Tư liệu sưu tầm).


Nhìn lại những bức ảnh chụp dịp Tết Hà Nội cách đây gần 1 thế kỉ có thể thấy không khí Tết thời ấy cũng rất náo nhiệt. Người Hà Nội vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống đẹp cho riêng mình. Điểm khác biệt lớn nhất là nằm trong trang phục của con người Hà Nội.

Bức ảnh này được chụp trong vườn nhà của một gia đình giàu có.
Bức ảnh này cũng vậy. Có thể thấy sự khác biệt giai cấp thời bấy giờ thông qua trang phục và đồ đạc. Thời ấy, những người giàu sẽ mặc trang phục làm từ lụa là gấm vóc.
Các con đứng xếp hàng chúc Tết cha.
Thời xưa, cả đàn ông và phụ nữ đều mặc áo dài. Tuy nhiên, phụ nữ chỉ vấn khăn trên đầu chứ không dùng khăn đóng. Những chiếc áo dài được may thụng rộng chứ chưa chít eo như bây giờ. Toàn bộ y phục đều phải may bằng tay vì máy may khi đó vẫn chưa có. Đàn ông và phụ nữ đều mang hài vải, có thêu hoa văn.
Cuộc thi hoa Thủy Tiên nở đúng dịp Tết. Ký ức về thú chơi Thủy Tiên nơi phố hoa cổ nhất Hà Thành – Hàng Lược vẫn còn được lưu giữ lại. Loại hoa này có cả sắc lẫn hương với hai lớp cánh, lớp bên ngoài màu trắng ngà mỏng manh như lụa, lớp bên trong vàng rực rỡ nên được gọi là “mâm ngọc chán vàng”. Hoa được đựng trong lọ thủy tinh, tạo sự tinh khôi, trắng ngần.
Một cửa hàng bán tranh ở trên phố.
Những bức tranh được vẽ và bày bán ngay trên phố.
Dịp Tết xưa, trên đường phố không thể thiếu hình ảnh của những thầy đồ viết chữ.
Người dân đi mua cành đào vào ngày 30 Tết ở chợ Đồng Xuân.
Đời sống người dân khi đó rất khó khăn nên không phải ai cũng có điều kiện mua một cành hoa lớn. Nhưng cũng chỉ cần một nhánh hoa nhỏ, một bông hoa hồng để cắm vào lọ là đủ sung sướng.
Nhà nào mua được cành đào thì cả phố sang ngắm, người người bàn tán. Hoa đào khi đó chỉ có 2 thế là tán tròn và chiếu thủy chứ không đa dạng như bây giờ.
Cành đào được bày bán khá nhiều ở chợ Đồng Xuân vào ngày 30 Tết.
Hình ảnh một cửa hàng bán vàng mã trên phố.
Người bán tiền vàng mã ở chợ Đồng Xuân.
Cửa hàng bán hương trên phố.
Những người ngồi bán hoa Thủy Tiên ở chợ Đồng Xuân.
Những hàng chuối bày bán trước cửa chợ Đồng Xuân.
Đây là những người đang ngồi bán lá dong để gói bánh chưng.
Những người bán hàng trái cây.
Ngày 30 Tết, chợ Đồng Xuân tấp nập người mua.
Hình ảnh phía trước đền Ngọc Sơn tháng Giêng 1928.

Khánh Hà/Văn hiến Việt Nam

Cùng chuyên mục

TRỊNH CÔNG SƠN – HÀ THỊ CẦU, HAI KẺ HÁT RONG VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC!

TRỊNH CÔNG SƠN – HÀ THỊ CẦU, HAI KẺ HÁT RONG VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC!

Hiệp định Geneve 1954: Một mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Một mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Tượng đài N’Trang Lơng – Niềm tự hào của người dân Đắk Nông

Tượng đài N’Trang Lơng – Niềm tự hào của người dân Đắk Nông

Thủ tướng chỉ đạo những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng để Lạng Sơn phát triển nhanh, bền vững

Thủ tướng chỉ đạo những nhiệm vụ chiến lược, quan trọng để Lạng Sơn phát triển nhanh, bền vững

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Quyết liệt, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành với tinh thần ‘5 quyết tâm’, ‘5 bảo đảm’, ‘5 đẩy mạnh’

Quyết liệt, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành với tinh thần ‘5 quyết tâm’, ‘5 bảo đảm’, ‘5 đẩy mạnh’

Ngôi làng 600 năm tuổi với 3 di sản Ký ức thế giới

Ngôi làng 600 năm tuổi với 3 di sản Ký ức thế giới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo chống hạn, mặn ở ĐBSCL

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo chống hạn, mặn ở ĐBSCL