Nhọc nhằn trên vai nữ cửu vạn chợ Đồng Xuân

8:51 | 09/05/2018

Chợ Đồng Xuân nằm trong khu phố cổ, là một trong những khu chợ lớn nhất ở Hà Nội với lượng hàng hóa trao đổi lớn. Nơi đây tập trung nhiều lao động nữ từ các tỉnh lân cận như Nam Định, Yên Bái, Hưng Yên… hành nghề khuân vác hàng thuê.

 

Hà Nội vừa bước vào những ngày nắng nóng đầu tiên của mùa hè với nhiệt độ lên đến 37 độ. Cái nóng oi ả làm tăng thêm sự vất vả của những nữ lao động làm nghề bốc hàng thuê ở khu chợ trung tâm của Hà Nội.
Chợ là trung tâm đầu mối buôn bán các mặt hàng vải vóc, thời trang, phụ kiện may mặc… Khu vực này đặc biệt nhộn nhịp khi bước vào đợt cung cấp hàng mới trước dịp chuyển mùa nhằm phục vụ nhu cầu cho thương lái các tỉnh. Thời điểm 3 giờ 30 sáng tới 16 giờ chiều hàng ngày là lúc khu chợ tấp nập những chuyến xe chở hàng.
Hầu hết những nữ lao động ở đây đến từ các tỉnh lân cận Hà Nội như Nam Định, Yên Bái, Hưng Yên… Họ coi đây là kế sinh nhai quan trọng bởi họ khó có thể tìm thấy một công việc khác khi không có gì ngoài sức khỏe và sự cần mẫn, chịu khó.
Những nữ lao động này có sức khỏe và làm việc hăng say. Họ có thể làm theo nhóm hoặc từng người đơn lẻ nhận bốc hàng thuê từ khách mua buôn nhỏ đến những nhà buôn lớn. Mỗi lần vác và đóng gói cho khách, họ nhận tiền công từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng. “Thu nhập của chúng tôi khá bấp bênh. Vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, chúng tôi mới có nhiều người thuê bốc hàng, kiếm đủ ăn qua ngày. Còn mùa đông thì công việc ít hơn”, một phụ nữ chia sẻ.
Nhiều người phụ nữ dù đã lớn tuổi nhưng vẫn cần mẫn với từng chuyến hàng để có được thu nhập. Bà Thu (Thái Bình) chia sẻ: “Dù vất vả nhưng tôi làm lâu rồi nên cũng quen việc. Lúc nào đau ốm thì tôi nghỉ, sau một thời gian quay lại công việc, lại đau nhức cả người, không quen nữa”.
Có những bao tải nặng đến hàng tạ, các nữ lao động ở đây cũng không nề hà.
Chị Liên, quê ở Hưng Yên, chia sẻ: “Vào trước những ngày giao mùa, nhu cầu hàng lớn mỗi ngày nếu làm nhiều tôi cũng kiếm được 500.000 – 600.000 đồng. Có hôm tôi chờ cả ngày không có khách hoặc ít khách chỉ kiếm được khoảng vài chục nghìn đồng”.
Bà Lê Thị Hường (50 tuổi) từ Nam Định đến Hà Nội làm công việc này cũng gần chục năm. Bà chia sẻ: “Ở quê làm không đủ ăn nên tôi với chồng nhận bốc vác hàng ở đây. Có ngày tôi kiếm được vài ba trăm nghìn đồng. Hôm không có ai thuê bốc hàng, tôi đi dọn hàng thuê cho một chủ tiệm được công 30.000 đồng. Ban đêm tôi cũng đi bốc hàng ở chợ Long Biên”.
Dù khó nhọc, mệt mỏi nhưng đây là nguồn thu nhập quan trọng đối với những lao động nữ nhập cư giúp họ nuôi sống bản thân, gia đình.
Những giây phút nghỉ ngơi trên hành lang cầu thang của chợ.

Theo Vietnamnet

Video hay


Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Sai phạm tại Di tích văn hoá Đền Truông Bát “Sinh con rồi mới sinh cha – Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”

Hà Tĩnh: Sai phạm tại Di tích văn hoá Đền Truông Bát “Sinh con rồi mới sinh cha – Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”

Triển lãm ảnh nghệ thuật “Quân đội Anh hùng – Cựu Chiến binh gương mẫu”

Triển lãm ảnh nghệ thuật “Quân đội Anh hùng – Cựu Chiến binh gương mẫu”

Tăng cường đảm bảo an ninh, xây dựng biên giới “đoàn kết – hòa bình – hữu nghị”

Tăng cường đảm bảo an ninh, xây dựng biên giới “đoàn kết – hòa bình – hữu nghị”

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

“Đôi bờ Ví, Giặm” – Chương trình nghệ thuật kết nối tinh hoa di sản

“Đôi bờ Ví, Giặm” – Chương trình nghệ thuật kết nối tinh hoa di sản

HÀ TĨNH: Cơ sở nào cho Đền Truông Bát là nơi thờ cúng Thân Mẫu của Quan Hoàng Mười?

HÀ TĨNH: Cơ sở nào cho Đền Truông Bát là nơi thờ cúng Thân Mẫu của Quan Hoàng Mười?

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều