Nhà thờ con gà – ước mơ ấp ủ 30 năm của triệu phú lập dị

11:01 | 18/03/2022

Nằm sâu trong rừng già Indonesia là một công trình rất kỳ lạ, có hình dạng giống như một con gà khổng lồ. Người dân nơi đây gọi đó là Gereja Ayam (nhà thờ hình con Gà), một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Magelang, Trung Java.


Công trình này được tạo ra bởi Daniel Alamsjahche, ông tiết lộ rằng một đêm ông nằm mơ thấy mình được yêu cầu xây một ngôi nhà thờ cúng trên một ngọn đồi lớn, một nơi thờ cúng không giống ai từng thấy trước đây. Alamsjah nói rằng ông vẫn có cùng một giấc mơ cho đến năm 1988, ông tới Candi Borobudur – một ngôi chùa Phật giáo Đại thừa thế kỷ thứ chín ở Magelang, Indonesia. Họ đưa ông Alamsjah đến một ngôi làng nhỏ trong cùng thành phố, nơi ông nói rằng ông đã rất sửng sốt khi nhìn thấy chính ngọn đồi trong những giấc mơ của mình.

Chỉ trong thời hạn sáu tháng, người dân địa phương đã đồng ý bán cho Alamsjah 3.000 mét vuông đất trên đồi Rhema. Ông trả hết số tiền mua khu đất đó trong vòng hơn bốn năm và bắt đầu xây dựng dự án trong mơ của mình vào năm 1994. Bây giờ, địa điểm này mở cửa cho du khách thuộc mọi tôn giáo. Các khách du lịch theo Phật giáo, Hồi giáo, Kitô vẫn đến đây để tôn thờ.

Năm 1990, Alamsjah nhận ra trên ngọn đồi Magelang là nơi có ánh sáng chiếu vào vị trí đặc biệt nhất, đúng như những gì ông từng thấy trong giấc mơ. Từ đó, Alamsjah bắt đầu xây dựng ngôi đền với ý tưởng tạo ra một con chim bồ câu – một biểu tượng của hòa bình. Thật không may, trái ngược với ý tưởng của ông, không lâu sau đó nhà thờ này lại được đổi tên thành “Nhà thờ Con gà”.

Dự án đầy tham vọng này bao gồm bảy tầng, mỗi tầng một chủ đề khác nhau, như hành trình tâm linh, ý nghĩa của lời cầu nguyện, sự hoàn hảo của Chúa và trí tuệ địa phương, và các chủ đề được thể hiện thông qua các tác phẩm nghệ thuật khác nhau. Gia đình Daniel Alamsjahche cho biết, mục đích của tòa nhà này là để thúc đẩy sự đa dạng tôn giáo và lòng khoan dung ở Indonesia

Có 15 phòng cầu nguyện cho hầu hết các tôn giáo chính thức ở Indonesia, bao gồm một nơi dành cho người theo đạo Thiên chúa và một phòng khác đối diện với thánh địa Mecca dành cho người theo đạo Hồi.

Hiện nay, nhà cầu nguyện vẫn tổ chức một số chuyến tham quan, bao gồm cả chuyến tham quan tôn giáo và giáo dục.
Những bức tranh trên tường ở tầng bốn thể hiện nền văn hóa đa dạng ở Indonesia.

Mặc dù vẻ ngoài suy tàn và âm u của nó khiến cho không ít người lo ngại, nhưng nó dần dần trở thành một trong những điểm du lịch được du khách ghé thăm nhiều nhất ở Indonesia.

LKLinh


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Tập đoàn triển lãm Zhejiang lần thứ ba xuất hiện tại AL Expo Nhật Bản: Trưng bày năng lực cạnh tranh toàn cầu của Chiết Giang kỹ thuật số

Tập đoàn triển lãm Zhejiang lần thứ ba xuất hiện tại AL Expo Nhật Bản: Trưng bày năng lực cạnh tranh toàn cầu của Chiết Giang kỹ thuật số

Ga Đồng Hới: Giữ vững an toàn và chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Ga Đồng Hới: Giữ vững an toàn và chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp