Nguồn gốc và ý nghĩa các loại bánh Trung thu hiện nay?

15:04 | 01/08/2022

Bánh Trung thu từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu vào mỗi dịp rằm tháng Tám. Vậy bạn đã biết nguồn gốc bánh Trung thu có từ đâu và nó mang ý nghĩa gì chưa? Và những loại bánh Trung thu nào đang “sốt” hiện nay?


Nguồn gốc bánh Trung thu

Nguồn gốc của bánh Trung thu vốn xuất phát từ Trung Quốc nhưng tại chính quê hương của chiếc bánh này, cũng có rất nhiều giả thiết về sự ra đời của món bánh không thể thiếu vào dịp rằm tháng Tám.

Có giả thuyết cho rằng từ thời Ân, Chu, ở vùng Chiết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái sư Văn Trọng, gọi là bánh Thái sư. Đây có thể coi như là “thủy tổ” của bánh trung thu.

Đến thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt mè, hạt hồ đào, dưa hấu làm nguyên liệu cho loại bánh này, nên nó còn được gọi là bánh hồ đào.

Đến thời Đường, ở thành phố Tràng An có những tiệm bánh trứ danh. Tương truyền có một đêm Trung thu, Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi ăn bánh hồ đào, thưởng ngoạn trăng rằm, Đường Huyền Tông chê tên bánh không hay nên đặt tên là bánh nguyệt (mặt trăng) cho thơ mộng hơn. Từ đó về sau người Trung Quốc gọi nó là bánh mặt trăng.

Cũng có giả thuyết cho rằng, tục ăn bánh mặt trăng mỗi dịp Trung thu xuất hiện từ cuối thời Nguyên, trong 1 cuộc khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn lãnh đạo, để có thể truyền thông tin và mệnh lệnh một cách bí mật, người dân đã làm ra những chiếc bánh hình tròn, bên trong có nhét thêm một tờ giấy có ghi thời gian để khởi nghĩa bắt đầu là lúc trăng sáng nhất, tức là vào rằm tháng 8.

Sau đó những chiếc bánh này được người ta truyền đi khắp nơi và trở thành một phương tiện liên lạc an toàn lại vô cùng hiệu quả. Cũng từ chiếc bánh mà tin tức về cuộc khởi nghĩa đã được lan rộng nhanh chóng khắp nơi. Từ đó người Trung Quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày rằm tháng 8 để kỷ niệm việc ấy.

 

Nguồn gốc của bánh Trung thu vốn xuất phát từ Trung Quốc. – Nguồn ảnh: banhtrungthu.org

Sự tích bánh Trung thu Việt Nam

Ngày xưa, có một nàng tiên tên Hằng Nga ở trên trời rất xinh đẹp, cai quản cả vầng trăng. Hằng Nga rất yêu trẻ con nên mong ước của nàng là một lần được xuống trần gian chơi với các em bé, nhưng do quy định nên không được phép.

Hôm nọ, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” vào dịp Rằm tháng 8 có trăng tròn nhất, ai làm bánh ngon và đẹp, lạ mắt nhất sẽ được trọng thưởng.

Điều này khiến Hằng Nga rất thích thú và tham gia ngay. Khi xuống nhân gian tham khảo thì nàng gặp được Cuội – chàng hay nói dóc, thường tụ họp nhiều trẻ em trong làng vào mỗi tối để kể chuyện tầm phào.

Ngoài việc hay nói dóc thì Cuội rất giỏi nấu ăn, hay làm bánh cho những đứa trẻ ăn nên Cuội rất được trẻ em yêu quý. Thấy vậy, Hằng Nga mới mở lời nhờ Cuội cùng nàng làm ra loại bánh đặc biệt. Cuội đã sáng kiến, làm ra loại bánh nướng với nhiều nguyên liệu như: trứng, mè, thịt, lạp xưởng, hạt sen,…

Cuối cùng, thành phẩm những chiếc bánh thơm phức ra lò, những đứa trẻ ăn đều khen ngon. Khi đến thời hạn trở lại thiên đình, Hằng Nga đã đem loại bánh trên để dự thi, từ biệt chàng Cuội tài năng, tốt bụng.

Nhưng vì Cuội không nỡ xa Hằng Nga nên đã nắm chặt tay nàng và một điều bất ngờ xảy ra là chàng đã bị kéo lên cung trăng. Trong khi đó, Hằng Nga cũng giành giải với món bánh chưa được đặt tên, được Ngọc Hoàng sau đó đặt là bánh Trung thu và ban cho nàng một điều ước như đã hứa.

Nàng đã ước rằng, mỗi dịp ngày Rằm tháng 8 sẽ được cùng Cuội xuống nhân gian vui đùa, chơi với các em nhỏ. Điều ước được chấp thuận, từ đó Ngọc Hoàng cũng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là “Tết Trung thu”.

Chị Hằng dâng bánh Trung thu để dự thi trong sự tích của Việt Nam (hình minh họa). – Nguồn ảnh: rubyriverhotel.com.vn

Ý nghĩa bánh Trung thu

Mặc dù du nhập về Việt Nam nhưng bánh Trung thu ngày nay đã ăn sâu vào trong trong tâm trí người Việt bởi những ý nghĩa mang giá trị nhân văn của chính nó.

Ở Việt Nam có 2 loại bánh Trung thu truyền thống thịnh hành nhất là bánh dẻo và bánh nướng. Mỗi loại bánh đều có ý nghĩa khác nhau như sau:

Ý nghĩa theo các loại bánh

Bánh trung thu dẻo có hình dáng vầng trăng tròn biểu tượng cho sự đoàn viên cộng thêm màu trắng ngà của bánh thể hiện tình yêu khăng khít của vợ chồng.

Bánh trung thu nướng nó mang ý nghĩa là dù ta có trải qua bao khó khăn trong công việc thì vẫn luôn có người thân bên cạnh, chở che ta. Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình bên ta.

Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình bên ta. – Nguồn ảnh: vnexpress.net

Ý nghĩa theo hình bánh tròn – vuông

Bánh trung thu hình tròn thể hiện cho hình dáng của vầng trăng trong ngày rằm tháng tám biểu trưng cho sự vẹn nguyên, đủ đầy sự đoàn tụ viên mãn.

Bánh trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người.

Hiện nay, bánh Trung thu vẫn có nhiều hình dáng và các loại nhân cũng đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhưng giá trị và ý nghĩa của bánh trung thu vẫn không thay đổi.

Sốt xình xịch bánh trung thu 3D độc lạ

Nhiều người đang săn mua loại bánh Trung thu 3D với tạo hình vô cùng bắt mắt để làm quà biếu, tặng.

Ngoài những loại bánh truyền thống, bánh Trung thu mini, bánh Trung thu handmade… thì trên thị trường hiện nay còn xuất hiện loại bánh Trung thu 3D độc lạ vô cùng bắt mắt.

Theo khảo sát, có nhiều cơ sở cung cấp ra thị trường loại bánh độc đáo này. Đặc điểm chung là bánh có tạo hình và màu sắc độc đáo, đẹp mắt với những thiết kế tinh xảo như đầu lân, hoa sen, hoa mẫu đơn giống như những tác phẩm nghệ thuật.

Cũng bán bánh trung thu 3D trên mạng xã hội, chị Đỗ Phương (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết: “Hầu như khách mua bánh 3D thường dùng làm quà biếu tặng và phổ biến nhất là mua hộp 4 bánh được bọc nhìn xuyên thấu bên trong để khoe vẻ đẹp của những chiếc bánh”.

Khi khách đặt hàng, chị Phương mới chốt đơn báo xuống xưởng để các thợ tay nghề cao bắt đầu làm bánh vì bánh này là bánh nghệ thuật, không thể tự làm. Giá một hộp bánh trung thu 3D gồm bốn chiếc đã trang trí khoảng 370.000 đồng.

Chị Lan Anh (Đống Đa, Hà Nội) thì nói: “Từ khi bánh Trung thu 3D xuất hiện trên thị trường khoảng vài năm trở lại đây, tôi đã đặc biệt bị thu hút. Loại bánh này được sáng tạo từ bánh Trung thu truyền thống, không dùng hoạ tiết chìm mà được tạo hình nổi trên mặt bánh rất đẹp. Chúng thường được làm theo hai dạng, một là bánh có khuôn họa tiết hình hoa và một là khuôn hình con giáp ngộ nghĩnh đáng yêu”.

Chị Lan Anh cho biết thêm, loại bánh này rất hút khách, cứ ra mẻ nào là hết mẻ đấy nên muốn mua phải biết mối quen và đặt trước vài ngày mới có.

Bánh có tạo hình và màu sắc độc đáo, đẹp mắt với những thiết kế tinh xảo như đầu lân, hoa sen, hoa mẫu đơn giống như những tác phẩm nghệ thuật. – Nguồn ảnh: kenh14.vn

Mùa trung thu sắp đến rồi, bạn nghĩ thế nào về ý tưởng kinh doanh bánh Trung thu 3D độc đáo này, hoặc nếu thích bạn có thể mua làm quà hay tự tay làm cho gia đình mình thưởng thức nhé!

Nguồn: bachhoaxanh.com

Video hay

Cùng chuyên mục

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Hành trình đến với danh hiệu Hoa hậu Nhân ái của doanh nhân Nguyễn Thị Phương

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU TỪ DU THUYỀN TRÊN DÒNG LA GIANG

Đại hội Hội hữu nghị Việt – Nhật tại Đà Nẵng

Đại hội Hội hữu nghị Việt – Nhật tại Đà Nẵng

Giải bóng chuyền Nam thanh niên Công an Hà Tĩnh vào giờ khai cuộc

Giải bóng chuyền Nam thanh niên Công an Hà Tĩnh vào giờ khai cuộc

HÀ NỘI: Tỏa sáng từ mái trường Ngọc Lâm thân yêu

HÀ NỘI: Tỏa sáng từ mái trường Ngọc Lâm thân yêu