Người làm cờ ở Bangladesh và những đêm không ngủ trước World Cup

20:52 | 29/05/2018

Những người làm cờ tại Bangladesh đang có khoảng gian buôn bán sôi động trước thềm World Cup nhưng trớ trêu thay, đó lại là những lá cờ dành cho Lionel Messi của Argentina hoặc Neymar của Brazil.


Những lá cờ Argentina và Brazil là đơn đặt hàng nhiều nhất tại Bangladesh. Ảnh: AFP

Ông Kamal Hossain, người làm nghề in vải gần như sống hoàn toàn trong khu vực sản xuất để tạo ra cờ và cờ hiệu cho các thị trường trước thềm Giải vô địch bóng đá thế giới (FIFA World Cup) diễn ra tại Nga vào tháng tới.

“Tôi đã làm việc không ngừng suốt hai tháng qua. Có những ngày, tôi thậm chí còn không ngủ tới 2 tiếng”, người đàn ông khoàng 40 tuổi cho biết, hầu như không ngẩng đầu lên khỏi màn hình máy in.

Bangladesh truyền thống là một quốc gia về bóng chày và dù đội tuyển bóng đá đứng thứ 197/202 thế giới theo xếp hạng của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), cứ 4 năm một lần, đất nước 160 triệu dân này vẫn cứ “phát điên” với World Cup.

Những lá cờ đầy màu sắc của Argentina và Brazil tràn ngập đường phố, những máy in làm việc ngày đêm để sản xuất ra hàng trăm ngàn lá cờ trước khi giải đấu bắt đầu tại Moscow ngày 14/6. Nhà dân được chuyển thành các nhà máy in và may tạm thời khi các đơn hàng liên tục đổ dồn về.

Một ông chủ nhà máy có tên Selim Howlader dự kiến sẽ bán được vài trăm nghìn lá cờ bởi “cơn sốt World Cup đã xuất hiện sớm vài tháng trước khi thực sự bắt đầu”.

“Năm 2014, tôi bán được hơn 80.000 lá cờ và phần lớn trong số đó được bán trong khi diễn ra World Cup hoặc chỉ vài ngày trước khi bóng lăn. Năm nay, mỗi ngày tôi bán được khoảng 2.000 tới 2.500 lá cờ lớn và khoảng 10.000 lá cờ hiệu trong khi World Cup còn rất xa”.

Ông Selim Howlader cho biết thêm: “Argentina và Brazil là hai đội được yêu thích nhất tại Bangladesh. Tôi thậm chí còn được đặt đơn hàng làm lá cờ Argentina dài tới 50 foot (khoảng 15,25 mét).

Hiện có khoảng 4 triệu người đang làm việc tại 4.500 nhà máy may mặc của Bangladesh và quốc gia này cung cấp hàng tỷ USD giá trị quần áo cho các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới.

Mặc dù đã có sự cải thiện trong điều kiện làm việc cho các công nhân, nhiều chuyên gia vẫn đánh giá rằng người lao động Bangladesh thường phải đối mặt với giờ làm việc dài, môi trường nguy hiểm và mức lương thấp.

Theo AFP

Video hay

Cùng chuyên mục

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

Quảng Bình: Huyện Minh Hóa khai mạc tuần Lễ hội

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

NHCSXH huyện Krông Nô: Tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Tuyên truyền phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội cho các em học sinh

Chỉ thị số 40-CT/TW và sức mạnh từ sự đồng lòng ở Ea H’Leo

Chỉ thị số 40-CT/TW và sức mạnh từ sự đồng lòng ở Ea H’Leo

Chuyên gia Mai Nguyễn Hoàng Nam: Nếu chưa đủ tư duy, kiến thức thì khoan hẳn khởi nghiệp, chỉ nên “lập nghiệp”

Chuyên gia Mai Nguyễn Hoàng Nam: Nếu chưa đủ tư duy, kiến thức thì khoan hẳn khởi nghiệp, chỉ nên “lập nghiệp”

Lễ hội ẩm thực “MẶN MÀ ĐÀ NẴNG”: Xây dựng câu chuyện Văn hoá ẩm thực đặc sắc Đà Thành

Lễ hội ẩm thực “MẶN MÀ ĐÀ NẴNG”: Xây dựng câu chuyện Văn hoá ẩm thực đặc sắc Đà Thành

Giám sát triển khai tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28 tại Krông Nô

Giám sát triển khai tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28 tại Krông Nô