NGHỆ AN: Du khách nô nức tham dự Khai hội Đền Cuông 2024

12:49 | 24/03/2024

Sáng 23/3/2024 tức ngày 14/2 năm Giáp Thìn, UBND huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức Lễ hội Đền Cuông năm 2024 thu hút hàng ngàn lượt người tham gia. Là lễ hội lớn và quan trọng trong năm của huyện Diễn Châu nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung, nhằm tri ân, tưởng nhớ công ơn to lớn của Thục Phán An Dương Vương trong buổi đầu dựng nước và giữ nước, hơn nữa còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn ngàn đời của dân tộc, để các thế hệ nối tiếp nhau phát huy truyền thống hào hùng của dân tộc. Năm nay, huyện Diễn Châu đầu tư rất bài bản, công phu cho Lễ hội đền Cuông cả về phần Lễ và phần Hội…

Đền Cuông tại xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, là nơi nhà vua tự vẫn sau khi giết chết con gái Mỵ Châu, tọa lạc trên núi Mộ Dạ sát Quốc lộ 1A, phía sau là biển Cửa Hiền. Đền thờ Thục Phán An Dương Vương – người đã kế nghiệp Vua Hùng lãnh đạo nhân dân Lạc Việt đánh Tần, chống Triệu ở thế kỷ III trước công nguyên. Tại đền còn phối thờ các vị thần đã có công bảo quốc hộ dân. Trên đỉnh núi Mộ Dạ, người dân còn lập một am thờ công chúa Mỵ Châu và mọi người vẫn gọi là am Mỵ Châu. Đền đã được Bộ VHTTDL công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. Ngày nay, Đền vừa là một thắng cảnh, vừa là nơi tín ngưỡng linh thiêng của người dân nơi đây. Hàng năm, vào các ngày 14,15,16 tháng 2 âm lịch, nhân dân địa phương lại tổ chức Lễ hội Đền Cuông với nhiều hoạt động văn hóa phong phú và đa dạng.

Chương trình Lễ hội năm nay kéo dài trong 5 ngày (Từ 21/3 đến 25/3). Trong thời gian lễ hội có hơn 20 nội dung giàu bản sắc văn hóa được tổ chức hoạt động. Đặc sắc nhất là lễ rước kiệu Thục Phán An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu. Ngoài ra, còn có các hoạt động như hội trại “Tự hào một giải non sông”, hội thi “Tiếng hát học sinh và nữ sinh thanh lịch”, giải bóng chuyền nam nữ, hát ca trù sân đền, trò chơi dân gian, trưng bày 15 gian hàng sản phẩm OCOP địa phương…

Du khách đến với Lễ hội Đền Cuông là trở về cội nguồn, đắm chìm trong huyền thoại và lịch sử của xứ sở Nghệ An, đây không chỉ là điểm đến của một Lễ hội truyền thống, mà còn là điểm hội tụ của văn hóa, lịch sử và tâm linh, tạo nên một kết nối sâu sắc giữa con người và quê hương, giữa hiện tại và quá khứ.

Ngọc Trâm

 

 

 

 

 

 

Cùng chuyên mục

TRỊNH CÔNG SƠN – HÀ THỊ CẦU, HAI KẺ HÁT RONG VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC!

TRỊNH CÔNG SƠN – HÀ THỊ CẦU, HAI KẺ HÁT RONG VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC!

Tượng đài N’Trang Lơng – Niềm tự hào của người dân Đắk Nông

Tượng đài N’Trang Lơng – Niềm tự hào của người dân Đắk Nông

Ngôi làng 600 năm tuổi với 3 di sản Ký ức thế giới

Ngôi làng 600 năm tuổi với 3 di sản Ký ức thế giới

Đặc sắc Lễ hội làng cổ Siêu Quần

Đặc sắc Lễ hội làng cổ Siêu Quần

Quảng Bình đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Kiều

Quảng Bình đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Kiều

Đồng hồ đeo tay và câu chuyện lịch sử

Đồng hồ đeo tay và câu chuyện lịch sử

Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế: Tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc

Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế: Tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc

Thượng thư Đào Hữu Ích – Bậc đại “Trí” của vương triều Nguyễn

Thượng thư Đào Hữu Ích – Bậc đại “Trí” của vương triều Nguyễn

Chuyện về 41 di sản độc đáo tại Chùa Am, Hà Tĩnh: CƠ QUAN CHỨC NĂNG VÀO CUỘC VÀ TIẾNG NÓI CHÂN CHÍNH CỦA NHỮNG NGƯỜI YÊU TRỌNG VĂN HOÁ

Chuyện về 41 di sản độc đáo tại Chùa Am, Hà Tĩnh: CƠ QUAN CHỨC NĂNG VÀO CUỘC VÀ TIẾNG NÓI CHÂN CHÍNH CỦA NHỮNG NGƯỜI YÊU TRỌNG VĂN HOÁ