Mỳ Chũ Hạnh Thiêm – Thổi hồn vào tinh tuý ẩm thực Việt

23:20 | 18/07/2022

Mỳ Chũ không còn quá xa lạ với ẩm thực của người dân Việt Nam, đây là một trong những đặc sản nổi tiếng của vùng Lục Ngạn, Bắc Giang. Tuy nhiên, để làm ra được những sợi mì thơm ngon ấy là cả một quá trình công phu, đòi hỏi tay nghề khéo léo, kinh nghiệm lâu năm của người nghệ nhân làm mì. Với người dân Bắc Giang, Mỳ Chũ là niềm tự hào, là món ăn thôn quê đã trở nên phổ biến trong bữa ăn gia đình cũng như trong các nhà hàng nổi tiếng, bởi sợi mỳ dẻo dai, thơm đậm vị gạo mà còn có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.


Bắc Giang, vùng đất sơn thủy hữu tình, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Vùng đất này không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn với nhiều sản vật như vải thiều, mỳ chũ, gà đồi Yên Thế…. Nhưng thứ quà quê đầu tiên mà người Bắc Giang nghĩ đến để tặng bạn trước lúc ra về sẽ là Mỳ Chũ. Với nhiều người khi đến Bắc Giang, món quà mà họ dự định mua về cho bạn bè, người thân cũng vẫn là Mỳ Chũ.

(Anh Nguyễn Trọng Đạt – Giám đốc thương hiệu Mỳ Chũ Hạnh Thiêm)

 Mỳ Chũ là một món ăn không còn quá xa lạ, nhưng để làm ra những sợi mỳ nức tiếng ấy là cả một quá trình công phu. Anh Nguyễn Trọng Đạt – Giám đốc thương hiệu Mỳ Chũ Hạnh Thiêm cho biết Sản phẩm Mỳ Chũ Hạnh Thiêm có đặc điểm nổi bật là được làm tại làng nghề truyền thống ở Bắc Giang và làm thủ công từ những người làm mỳ có kinh nghiệm lâu năm. Mỳ chũ được làm ra từ gạo bao thai hồng, đây là loại gạo được trồng ở vùng đất đồi Lục Ngạn nên hạt gạo rất chắc, to, khi nấu lên rất thơm. Chính vì thế mà Mỳ Chũ Hạnh Thiêm có một hương vị rất riêng, đậm đà khó quên. Cách làm bằng cách sấy khô bằng ánh nắng mặt trời thủ công để ra được những sản phẩm mỳ chất lượng, sợi dai, thơm ngon, hương vị riêng rất khác biệt so với mỳ gạo khác trên thị trường”.

(M Chũ Hạnh Thiêm có một hương vị rất riêng, đậm đà khó quên)

 Anh Trọng Đạt chia sẻ, “Để có được sợi mỳ mỏng manh và dẻo dai như lá lúa, người làm mỳ phải đổ rất nhiều mồ hôi công sức. Gạo đem về nhặt, đãi, vo sạch, cho vào lu (một loại dụng cụ chứa được làm bằng đất nung) ngâm chừng sáu đến tám tiếng. Tiếp đến, gạo được xay ra thành bột bằng cối đá xanh để có được thứ bột deo dẻo, sanh sánh. Bột ấy được đem ra lọc đi lọc lại nhiều lần rồi ủ qua một đêm. Từ tờ mờ sáng, người làm nghề đã phải dậy sớm đem bột ra tráng thành bánh để kịp phơi cho được nắng. Một mẻ bánh thường có ít nhất ba người chung tay chung sức, mỗi người thạo một khâu riêng, người tráng bánh lo cho bánh chín đúng độ, người cắt bánh lo cắt sao cho đều, người đem phơi, đem ủ và thái thành những sợi mỳ đều đặn… Ngay cả việc cuộn và bó sao cho các sợi mỳ sóng đều, mượt và có hoa văn đẹp như búi tóc của người thiếu nữ cũng là cả một nghệ thuật mà không phải người làm mỳ nào cũng thực hiện được”.

ể có được sợi mỳ mỏng manh và dẻo dai như lá lúa, người làm mỳ phải đổ rất nhiều mồ hôi công sức)

Bí quyết để tạo ra sợi mỳ dai, thơm, thanh vị gạo nằm ở quy trình sản xuất tuân thủ các quy tắc cốt lõi hữu cơ, thuần khiết hương vị tự nhiên, không chất bảo quản, chất phụ gia, công thức gia truyền và bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, theo đúng các nguyên tắc nghiêm ngặt từ khâu chọn, vo, ngâm, xay, phơi trần và đóng gói sản phẩm. Tiếp đến, nguồn nước làm mỳ phải là nguồn nước giếng khơi hiếm có của làng được lọc qua một lớp cát và sỏi, kiểm tra định kỳ theo quy trình sản xuất thực phẩm tại vùng đất này. Sau đó, những sợi mỳ được phơi dưới nắng gió hoàn toàn tự nhiên sẽ tạo ra Mỳ Chũ Hạnh Thiêm.

Đặc biệt, Mỳ Chũ Hạnh Thiêm thì không sử dụng hóa chất bảo quản, không chất tẩy trắng sợi mỳ và sản xuất trong quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Bằng các phương pháp gia truyền và do những nghệ nhân có tâm nhất làm mỳ nên dù không sử dụng các chất bảo quản thực phẩm, như hàn the hay các nguyên phụ liệu khác, Mỳ Chũ Hạnh Thiêm vẫn có độ giòn, dẻo, dai và thơm ngon hơn nhiều loại mỳ khác.

(M Chũ Hạnh Thiêm hiện đang được bày bán tại các hệ thống siêu thị trên toàn quốc)

 Theo anh Nguyễn Trọng Đạt, “Để được thành công như ngày hôm nay thì điều cốt lõi đó chính là chất lượng sản phẩm. Mỳ Chũ là nghề truyền thống của địa phương, đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ, kinh nghiệm chế biến được ông cha để lại và được thế hệ chúng tôi tiếp tục phát huy, hoàn thiện hơn nữa. Ngoài ra cũng phải nói đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác quảng bá và sự góp sức của các cấp chính quyền địa phương đã tạo cho sản phẩm Mỳ Chũ Hạnh Thiêm có chỗ đứng trên thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng”.

Hiện tại, Mỳ Chũ Hạnh Thiêm đang được bày bán tại các hệ thống siêu thị Đức Thành, Dà Lạt Mart, Siêu thị Dabaco, Siêu thị Huy Hùng, Siêu thị Hapro, Đồng Xanh Mart… và một số các chuỗi cung ứng sản phẩm khác trên toàn quốc. Với sản phẩm được làm thủ công 100% và không sử dụng bất kì hóa chất bảo quản nào, Mỳ Chũ Hạnh Thiêm luôn mang lại hương vị đặc trưng như độ giòn, độ dẻo dai và thơm ngon cho Mỳ Chũ. Đặc điểm nổi trội nhất của Mỳ Chũ Hạnh Thiêm là nếu chưa kịp ăn ngay khi để nguội vẫn không bị nát mà vẫn giữ được hương vị riêng. Bởi vậy, đặc sản Mỳ Chũ Hạnh Thiêm ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, nức tiếng gần xa. Hiện tại, Mỳ Chũ Hạnh Thiêm sắp tới sẽ triển khai thêm những loại Mỳ Chũ từ gạo lứt dành cho người ăn kiêng, hay những loại Mỳ Chũ làm từ rau quả để có lợi hơn cho sức khỏe người tiêu dùng.

PV: Yến Ngọc – Trang Moon

Nguồn: TC IN VHVN 

Cùng chuyên mục

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng