Một vài tìm hiểu về long bào của Hoàng đế

10:23 | 31/12/2021

Long bào là trang phục của Hoàng đế thời cổ đại, hoa văn thêu trên long bào nằm ở vị trí nào đều có quy định rõ ràng, thậm chí có những hoa văn hoặc màu sắc chỉ được phép sử dụng trên trang phục của Đế vương, vì đây là biểu tượng hoàng quyền tối cao.


Tranh vẽ Hoàng đế thời Minh. (Tranh: Wikipedia, Public Domain).

Hoa văn chủ yếu trên long bào là văn rồng, ngoài ra còn có văn phụng, văn mẫu đơn phú quý, văn ngọc tỉ. Ở quanh văn rồng còn có văn mây ngũ sắc, văn dơi đỏ, văn thập nhị chương (nhật, nguyệt, tinh thần, sơn, long, hoa trùng, tông di, tảo, hỏa, phấn mễ, phủ, phất) tượng trưng cho điều lành. Dĩ nhiên những hoa văn này có ý nghĩa sâu xa, mây ngũ sắc là hoa văn trang trí thường thấy, tượng trưng cho may mắn; văn dơi màu đỏ là tượng trưng cho “phúc lớn”, cũng là hoa văn trang trí không thể thiếu trên long bào.

Long bào Hoàng đế thêu rồng vàng và mây ngũ sắc thời nhà Thanh (Bảo tàng lịch sử Quốc gia Đài Loan).

Nói riêng về văn rồng, thì trong một số tài liệu có mô tả như thế này: chín con rồng trên long bào có bốn con chính long thêu ở trước, lưng và hai vai. Vạt trước và sau long bào thì mỗi vạt có hai con hành long, như vậy nhìn từ trước hay sau đều thấy năm con rồng, hàm ý sự tôn quý (cửu ngũ). Nhưng tính ra tổng cộng mới chỉ có tám con rồng, còn một con ở đâu? Thật ra con rồng cuối cùng này thêu bên trong vạt trước, muốn trông thấy phải vén vạt áo lên mới được. Tất nhiên, việc thiết kế văn rồng trong mỗi triều đại cũng có sự đổi khác.

Ngoài chín con rồng ở trên thì văn rồng còn thể hiện trong những hình rồng nhỏ ở cổ áo, eo và cổ tay áo. Còn vô số đường uốn lượn dưới long bào gọi là “chân nước”. Trên chân nước thêu rất nhiều gợn sóng cuồn cuộn, còn báu vật đá dựng đứng gọi là “hải thủy giang nhai”, không chỉ tượng trưng cho may mắn bất tận mà còn hàm nghĩa “thống nhất giang sơn”, “mãi mãi thái bình”.

Con rồng trên long bào Hoàng đế. (Ảnh: Daderot, Wikipedia, CC0 1.0).

Người xưa gọi ngôi vị Hoàng đế là “Cửu ngũ chí tôn”. Trong “Dịch kinh – Càn Long – Cửu ngũ” có ghi: “Rồng bay trên trời, phúc cho bậc đại nhân khi nhìn thấy”. Số chín là số dương, trong Dịch kinh biểu thị bằng một vạch liền (─); số năm là hào vị thứ năm trong quái tượng tính từ dưới lên. Khổng Dĩnh Đạt ghi trong “Ngũ kinh chính nghĩa” rằng: “Lời cửu ngũ, dương khí mạnh ngút trời, vì rồng ở trên trời. Hiện tượng này ví như thánh nhân có đức rồng, bay cao ở ngôi vị trên trời”. Chính vì thế, sau này “cửu ngũ” dùng để ví với Hoàng đế. Cũng từ văn hóa Đạo gia như vậy mà long bào có thêu chín con rồng.

Trong truyền thuyết dân gian Trung Quốc có câu chuyện xảy ra vào đời Tống, tựa truyện là “Đánh long bào”, hay còn có tên khác là “Ly miêu tráo thái tử”. Chuyện kể rằng trong một lần Bao Thanh Thiên đi tuần thì bất ngờ gặp Lý Thần phi, mẹ của Hoàng đế Tống Nhân Tông. Theo truyền thuyết, năm đó, Lý Thần phi cùng Lưu hoàng hậu cùng lúc có thai. Khi cả 2 hạ sinh, Lưu hoàng hậu sinh ra một công chúa mà chết yểu, còn Lý Thần phi sinh ra được một hoàng tử. Lưu hoàng hậu sợ hãi, bèn cùng hoạn quan tráo con của Lý Thần phi bằng một con Ly miêu, nói rằng Lý thị sinh hạ yêu nghiệt. Lý Thần phi bị đuổi khỏi cung, sống lưu lạc trong dân gian kể từ đó.

Vì muốn giúp Lý phi giải oan nên sau khi về kinh, nhân dịp Lễ Nguyên tiêu Bao Chửng đã mời Tống Nhân Tông đến Ngọ Môn quan thưởng ngoạn đèn hoa, cố ý diễn lại vở “Thanh phong đình” mô tả sự tận hiếu của Trương Kế Bảo. Tống Nhân Tông hỏi Bao Chửng rằng liệu ông có tận hiếu chưa, thì nhận được câu trả lời phủ nhận của Bao Chửng. Điều đó làm Nhân Tông phẫn nộ, cho rằng Bao Chửng phỉ báng mình nên ra lệnh xử trảm.

Sau đó Thừa tướng Vương Diên Linh đã thỉnh cầu cho Bao Chửng, còn nhờ lão Thái giám Trần Lâm nói ra sự thật câu chuyện “Ly miêu tráo thái tử”, Lưu phi hãm hại Lý phi. Nhân Tông tỉnh ngộ liền đặc xá cho Bao Chửng và đích thân đi chịu tội với Lý phi. Lý phi ra lệnh cho Bao Chửng xử tội. Bao Chửng lúc này mới ra lệnh cởi long bào của Hoàng đế ra và đánh roi vào.

Hoàng đế Tống Nhân Tông (Tranh: Wikipedia, Public Domain).

Mặc dù đây chỉ là truyền thuyết lưu truyền trong dân gian xưa, có thể không phản ánh chính sử, nhưng qua đó người ta cũng có thể thấy ý nghĩa quan trọng của long bào. Thời xưa, có những hoa văn hoặc màu sắc chỉ được phép sử dụng trên long bào, vì đây là biểu tượng vương quyền tối cao.

 

Theo VisionTimes

 

Video hay


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Lê Duẩn với văn hóa và con người Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự ‘Ngày hội Văn hóa vì hòa bình’ của Hà Nội

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái

Hành trình đến với bà con vùng bão lụt Yên Bái