Món ngon nơi sông nước miền Tây

10:01 | 07/01/2020

Với những người sinh ra từ vùng đồng sâu, ruộng cạn ở miền Tây Nam bộ, trong rất nhiều sản vật phong phú thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này hàng trăm năm qua, chuột đồng vẫn luôn là món ngon quan trọng với nhiều gia đình, nhất là khi cuộc sống còn thiếu thốn khó khăn. Đến nay, khi đời sống xã hội phát triển, vùng ĐBSCL trở thành điểm đến du lịch, thì chuột đồng càng trở thành món đặc sản độc đáo, thết đãi khách đường xa. 


Thông thường trong năm, chuột đồng cho thịt ngon nhất là quãng tháng 4 – 5 âm lịch (vào Mùng năm Tháng Năm âm lịch, giờ gọi là Tết Đoan Ngọ) và tháng 10 âm lịch. Lúc này các cánh đồng vào mùa lúa hè thu và đông xuân, nhiều thức ăn, nên chuột đồng no đủ, béo mập. Nơi chuột sống tập trung thường là các gò đất khô ráo, trong bụi tre, cây hay làm ổ trên những vùng bờ ruộng lúa tốt, cỏ rậm. Các gia đình đặt bẫy chuột quanh bờ ruộng, ao hồ trong vườn cây ăn trái, hoặc đám trẻ choai choai rủ nhau đi đâm chuột trên đồng lúa. Chuột bắt sống, không bị thương tích hay chết thì sẽ cho thịt ngon hơn. Chuột được làm sạch, sau khi lột bỏ da, nội tạng, thịt trắng hồng như thịt gà. Trước kia, người dân miền Tây Nam bộ chỉ chế biến hai món chính từ chuột là nướng (để nguyên con) và xào lăn với lá cách (một loại rau dại phổ biến ở miền Tây Nam bộ). Thịt chuột sau khi chế biến chín mềm ngọt, nhưng chắc thịt, ăn rất ngon.

 

An Giang được xem là thủ phủ cung cấp chuột đồng cho thị trường phía Nam

Khi du lịch phát triển, miệt vườn sông nước Nam bộ trở thành điểm đến hấp dẫn, thịt chuột đồng hiển nhiên trở thành hàng hóa, khiến việc săn bắt mua bán có tổ chức, không còn tự phát nữa. Theo ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, các tỉnh ĐBSCL đều xem chuột đồng là món ăn đặc sản, có trong thực đơn của bất cứ nhà hàng nào ở đây. Với người dân địa phương, đó là món ăn thông dụng, còn khách du lịch thì thưởng thức cho biết. Cũng có người nhìn thấy món ăn là sợ muốn bỏ chạy, không dám thử… Và dù ấn tượng gì, thì thịt chuột đồng vẫn gắn liền với đất và người miền Tây Nam bộ. Mỗi địa phương nơi đây đều có cách đánh bắt và chế biến thịt chuột đồng thành món ngon riêng, theo khẩu vị của mình.

Và An Giang được xem như là thủ phủ cung cấp chuột đồng cho thị trường tiêu thụ phía Nam. Bởi tỉnh này có diện tích trồng lúa lớn, và còn giáp biên giới với Campuchia (qua cửa khẩu Thường Phước, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, hay cửa khẩu Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang). Vào mùa lúa hè thu (tháng 3 – 5 âm lịch) hay mùa nước nổi (tháng 9, 10 âm lịch), chuột đồng nhiều như cá trên sông, tập trung ở các cách đồng lúa mẫu lớn hay các vườn cây ăn trái, vườn tre rậm rạp.

Chuột đồng cắn phá cây trồng nhanh và nghiêm trọng, các gia đình không thể chủ động diệt chuột trên ruộng của mình, nên thường thuê các nhóm chuyên bắt chuột bán để giữ lúa. Việc đánh bắt và tiêu thụ chuột đồng nhanh chóng phát triển, đến nỗi hình thành cả một chợ chuột nổi tiếng tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Chợ này lấy tên của một ấp nhỏ là Phù Dật do người bán tự phát gọi, hiện nay vẫn đang hoạt động tấp nập hàng ngày. Chuột đánh bắt tại nhiều tỉnh của vùng ĐBSCL đều tập trung về đây mua bán, với số lượng lên đến 5 – 6 tấn/ngày. Không chỉ mua bán chuột sống (nhốt trong chuồng), mà người bán tại đây còn làm thịt chuột sạch, bán tươi hay đông lạnh, giao đến các nhà hàng quán ăn khắp nơi (Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh…).

Ông Lê Trung Hiếu cho biết, từ trước đến nay, thịt chuột đồng ở miền Tây Nam bộ vẫn được xem là món ăn sạch, tự nhiên, không nhiễm dịch bệnh. Cũng chính vì vậy mà người dân địa phương khi tiếp đón khách đường xa đến đây, đều thết đãi món thịt chuột đồng nổi danh. Tuy nhiên, để chế biến món ngon từ thịt chuột đồng cũng lắm công phu. Bởi thịt chuột vốn nhão, mềm, sũng nước, khi chế biến phải để thịt thật khô ráo nước thì món ăn mới ngon. Vì vậy, phần lớn món ăn từ thịt chuột đều là chiên ráo dầu, nướng trên bếp than hay rô – ti sánh đặc… Hiện nay, chính vì xem thịt chuột đồng là một trong những món ăn đặc sản độc, lạ, nên hầu hết nhà hàng, quán ăn ở các địa phương thuộc miền Tây Nam bộ đều có riêng món thịt chuột đồng chế biến theo công thức riêng của mình để thu hút khách.

 

Theo Thoibaonganhang

Video hay

Cùng chuyên mục

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Tổ chức thành công “Hội thi Tổ liên gia an toàn PCCC” tại huyện Đức Thọ

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

Hà Tĩnh: Nuôi dưỡng, phát huy văn hóa đọc cho giáo viên và học sinh

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”