Khi nhìn thấy dòng chữ khắc trên gáo, các chuyên gia đã thảng thốt hô lên: “Bác đã nhìn thấy những dòng này chưa, sao bác dám dùng nó?”.
Năm 1960, có một lão nông họ Lý ở núi Linh Sơn thuộc Mãn Thành, Hà Bắc, Trung Quốc trong một lần làm việc ngoài đồng đã đào được một cái gáo nước. Mặc dù trên thành của cái gáo nước này có khắc 22 ký tự chữ Hán, nhưng lão Lý vì không đọc được chữ nên vẫn thản nhiên mang gáo về nhà dùng.
Những năm 1970 và 1980, các chuyên gia về di tích văn hóa đến làng của ông để dạy kiến thức bảo vệ di tích văn hóa, nghe nói ở nhà lão Lý có chiếc gáo nước cổ, liền đến tận nhà để xem.
Ban đầu, các chuyên gia không mấy chú ý đến chiếc gáo nước nhưng khi nhìn thấy dòng chữ khắc trên gáo, họ đã thảng thốt hô lên: “Bác đã nhìn thấy những dòng này chưa, sao bác dám dùng nó?”.
Bác nông dân chỉ ngại ngùng thú nhận mình không biết chữ nên cũng không rõ đây là thứ gì. Các chuyên gia giải thích đây là một di tích văn hóa rất quan trọng và yêu cầu bác giao nộp cho nhà nước, đồng thời trao cho bác 8 NDT làm phần thưởng.
Điểm đặc biệt của di tích văn hóa này chủ yếu nằm ở 22 chữ được khắc trên thân gáo. Văn tự trên gáo thể hiện rõ thời gian đúc di tích, lò đúc, vai trò của nó.
Theo đó, gáo nước này được đúc vào năm thứ ba của triều đại nhà Nguyên (1271–1368) và được quận Lang Nha gửi đến kinh đô để sử dụng trong vườn thượng uyển. Nói cách khác, đây chính là đồ của vua, là gáo nước trong tay vua!
Chiếc gáo nước này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa Trung Quốc, là di tích văn hóa cấp quốc gia và hiện được bảo quản tại Bảo tàng Thiên Tân.
Theo Pháp luật & Bạn đọc