Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt theo phương thức PPP

19:09 | 30/09/2023

Cục Đường sắt Việt Nam vừa có Tờ trình Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thẩm định và trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt theo phương thức PPP.


Dự án có điểm đầu tại ga Tháp Chàm (Km0+000) thuộc tuyến đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh. Điểm cuối là ga Đà Lạt (Km 83+490) thuộc phường 10, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tổng chiều dài tuyến đường thuộc dự án khoảng 83,5 km gồm 16 ga và trạm khách.

Đề xuất khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt theo phương thức PPP. Ảnh minh họa.

Tuyến đường dừng khai thác quá lâu nên ngoài đầu tư mua sắm thiết bị đầu máy, toa xe; dự án gần như phải làm mới hàng loạt công trình hạ tầng, thông tin tín hiệu. Xây dựng depot, nhà xưởng sửa chữa đầu máy, toa xe khu vực depot Tháp Chàm…

Đặc biệt đoạn tuyến từ Tháp Chàm đến Sông Pha có thể sử dụng các loại đầu máy, toa xe của đường sắt khổ 1.000 mm đang khai thác.

Nhưng đối với đoạn từ Sông Pha đến Đà Lạt sẽ sử dụng các loại đầu máy răng cưa và các loại toa xe có chiều dài ngắn hơn để đi qua các đoạn có đường ray răng cưa và bàn kính đường cong nhỏ.

Toàn bộ tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt có khổ đường 1.000 mm, tốc độ thiết kế 30 – 60 km/h; sử dụng đầu máy diesel, toa xe tải trọng nhẹ.

Với quy mô đầu tư như trên, dự án có tổng mức đầu tư 24.902 tỷ đồng gồm cả lãi vay trong thời gian thi công.

Cục Đường sắt Việt Nam dự kiến chia Dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt thành 3 dự án thành phần gồm: Dự án thành phần 1 – bồi thường, di dời và tái định cư; Dự án thành phần 2 – đầu tư xây dựng hạ tầng tuyến đường sắt đoạn ga Tháp Chàm – ga Trại Mát.

Dự án thành phần 3: đoạn tuyến ga Trại Mát – ga Đà Lạt đang khai thác. Trong đó dự án thành phần 2 được chọn để thực hiện đầu tư theo phương thức PPP.

Tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm dài 84 km được người Pháp xây dựng từ năm 1908 – 1932, với 12 nhà ga, 5 hầm chui và có 2 đoạn răng cưa để vượt đèo dốc dài gần 14 km.

Từ năm 1968, tuyến đường ngừng khai thác. Sau năm 1975 hoạt động trở lại nhưng chỉ được vài chuyến. Đến năm 1986, hầu hết tà vẹt, đường ray bị tháo dỡ.

P.V

Nguồn: Congluan.vn

https://www.congluan.vn/khoi-phuc-tuyen-duong-sat-thap-cham–da-lat-theo-phuong-thuc-ppp-post266719.html


Cùng chuyên mục

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Phác thảo chân dung Đại thi hào Nguyễn Du

Phác thảo chân dung Đại thi hào Nguyễn Du

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?