Khi tỷ phú giàu có bậc nhất Ấn Độ đẩy con ra đường kiếm sống

11:59 | 20/03/2020

Savji Dholakia, 57 tuổi, là một trong những tỷ phú kim cương giàu có bậc nhất Ấn Độ. Nhưng ông nổi tiếng vì dạy con nghiêm khắc. Truyền thống đẩy con ra đường để học hỏi và hiểu biết cuộc sống này đã bắt đầu 17 năm nay tại gia tộc của tỷ phú Savji Dholakia. Tất cả các anh em của ông cũng bắt con phải làm vậy và họ đều dạy con thành công.


Ảnh: Facebook.

Năm 2016, cậu con trai duy nhất của ông Dravya Dholakia, khi đó 21 tuổi, học MBA tại Mỹ về nhà nghỉ. Ông nói con phải ra đường ngay, tới một thành phố xa lạ trong 1 tháng, tự xin việc và tồn tại trong 3 điều kiện là tự làm việc kiếm tiền và sau mỗi tuần phải thay đổi công việc, không được nói là con tỷ phú, và không được sử dụng điện thoại di động.

Con ông đã chọn Kochi, nơi cậu chưa từng đặt chân đến và không rành tiếng bản địa ở đó. Cậu chỉ được phép mang ba bộ quần áo và 7.000 rupee (khoảng 100 đôla), được dặn chỉ tiêu số tiền này trong trường hợp khẩn cấp. Chàng trai trẻ chuẩn bị sẵn tinh thần đối mặt với khó khăn, nhưng những gì diễn ra trên thực tế còn khủng khiếp hơn nhiều so với những gì cậu tưởng tượng.

“5 ngày đầu tiên tôi không kiếm được việc làm hoặc một chỗ ở thích hợp. Tôi thất vọng vì bị tới 60 nơi từ chối. Không ai biết tôi là ai. Đó là quãng thời gian tôi hiểu thế nào là thất bại, và giá trị để có một công việc”, Dravya chia sẻ.

Dravya cuối cùng cũng xin được làm trong một tiệm bánh. Kế tiếp, Dravya làm việc ở tổng đài điện thoại, rồi ở một tiệm giày và chạy bàn ở nhà hàng McDonalds. Cậu chỉ kiếm được 60 đôla trong một tháng.

Ảnh: Facebook.

“Trước đây, tôi chưa bao giờ lo lắng về tiền bạc nhưng ở đây tôi phải xoay sở để có tiền ăn, mỗi bữa chỉ 0,6 đôla. Tôi cần phải kiếm thêm 4 đôla mỗi ngày để trả tiền nhà trọ”, Dravya Dholakia kể lại.

Hai ngày cuối cùng, con trai tỷ phú đã dành thời gian để gặp những ai giúp đỡ anh ở Kochi. Sau một hành trình mệt mỏi như vậy, Dravya nói rằng điều lớn nhất anh ta đã học được là sự đồng cảm. Anh cảm nhận rõ ràng sự đau khổ của đồng loại và nhận ra rằng bản thân thường quá khắc nghiệt với mọi người mà không quan tâm đến hoàn cảnh của họ. Từ đó, anh đã học được cách suy nghĩ cẩn thận trước khi từ chối một ai đó, bởi anh đã hiểu cảm giác bị từ chối và chán nản như thế nào.

Còn cha của anh cho hay :”Tôi muốn con mình hiểu ý nghĩa cuộc sống, hiểu cách những người nghèo phải đấu tranh thế nào để có được một công việc và có tiền để tồn tại. Không trường đại học nào có thể dạy con những kỹ năng sống này, ngoại trừ những kinh nghiệm thực tế”.

Truyền thống đẩy con ra đường để học hỏi và hiểu biết cuộc sống này đã bắt đầu 17 năm nay tại gia tộc của tỷ phú Savji Dholakia. Và tất cả các anh em của ông cũng bắt con phải làm vậy và họ đều dạy con thành công.

 

Theo ĐKN

 

 

Video hay


Cùng chuyên mục

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng giúp dân vượt khó, xây dựng biên cương vững mạnh

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng giúp dân vượt khó, xây dựng biên cương vững mạnh

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam