Khẳng định giá trị di sản văn hóa nhà Trần ở Thái Bình

9:50 | 10/01/2023

UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Kế hoạch số 170 về tổ chức Lễ hội đền Trần năm 2023. Theo đó, Lễ hội đền Trần năm 2023 tại Thái Bình diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 3 – 7/2/2023 (từ ngày 13 – 17 tháng Giêng năm Quý Mão) tại Khu di tích lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà).


Đám rước của dân làng 8 thôn trong xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà tiến về sân đình của đền Trần. Ảnh tư liệu: Thế Duyệt/TTXVN

Năm nay, tại Thái Bình, Lễ hội đền Trần được tổ chức quy mô cấp tỉnh, phần lễ có các hoạt động: Lễ dâng hương tại lăng mộ các vua Trần; tế mở cửa đền; lễ dâng cặp bánh kỷ lục Việt Nam tại đền thờ các vua Trần; lễ rước thủy và rước bộ; lễ bái yết; trình diễn thư pháp hai câu thơ của vua Trần Nhân Tông… Lễ khai mạc được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình và tiếp sóng trực tiếp trên Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, với màn trống hội, múa rồng, lân, bắn pháo hoa tầm thấp hoặc pháo hoa xoay, chương trình nghệ thuật “Hào khí Đông A”…

Phần hội diễn ra với các nội dung: Thi cỗ cá, thi pháo đất, thi gói bánh chưng, thi kéo lửa nấu cơm cần, giải võ cổ truyền tỉnh Thái Bình, triển lãm nhiếp ảnh mỹ thuật tỉnh Thái Bình mừng Đảng, mừng Xuân, giải kéo co huyện Hưng Hà, liên hoan văn nghệ quần chúng huyện Hưng Hà, Ngày Thơ Việt Nam…

Lễ hội đền Trần năm 2023 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định giá trị di sản văn hóa nhà Trần ở Thái Bình và thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các bậc tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước. Đồng thời, Lễ hội tạo không khí vui tươi, phấn khởi dịp đầu Xuân mới, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh thi đua học tập, rèn luyện, lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2023, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX.

Thông qua các hoạt động lễ hội, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ và ý thức trách nhiệm trong việc tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế – xã hội, góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch địa phương.
Trước đó, từ năm 2014, Lễ hội đền Trần Thái Bình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Cùng năm 2014, Khu di tích lịch sử lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần ở xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà) được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt…

Sơn Hải (TTXVN)

Nguồn Báo Tin tức

https://baotintuc.vn/doi-song-van-hoa/khang-dinh-gia-tri-di-san-van-hoa-nha-tran-o-thai-binh-20230109103304518.htm


Cùng chuyên mục

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Quảng Bình đề xuất sắp xếp 145 đơn vị hành chính cấp xã còn 23 đơn vị

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Đại hội Chi bộ Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhiệm kỳ 2025 – 2027

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng giúp dân vượt khó, xây dựng biên cương vững mạnh

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng giúp dân vượt khó, xây dựng biên cương vững mạnh

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Luật Báo chí (sửa đổi) – Cần nhìn nhận đúng vai trò của báo chí khoa học

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và  tặng quà tại Hà Giang

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và tặng quà tại Hà Giang