Khám phá bộ tộc ăn thịt người chết ở Ấn Độ

20:22 | 08/09/2018

Những tăng lữ tha hương của bộ tộc Aghori ở Varanasi (Ấn Độ) sống tại các khu hỏa táng, ăn thịt người chết để tìm kiếm sự khai sáng là nỗi khiếp sợ đầy bí ẩn đối với người Ấn.

Nhiếp ảnh gia người Italy Cristiano Ostinelli đã ghi lại bộ ảnh chân dung ấn tượng về đời sống thường ngày của những tăng lữ thuộc bộ tộc Aghori (Ấn Độ).

Aghori là một tộc người cổ đầy bí ẩn ở Ấn Độ. Những người thuộc giáo phái Aghori của bộ tộc có tục bôi bột trắng lên mặt và đeo nhiều tràng hạt quanh cổ.

Người Ấn Độ truyền tai nhau rằng những tăng lữ bí ẩn này có thể nhìn thấy tương lai. Họ sống ở gần các khu hỏa táng và có nhiều tục lệ kỳ dị nhằm giác ngộ tâm linh. Trong đó, ăn thịt người chết là phong tục rùng rợn nhất.

Những người thuộc bộ tộc Aghori sống bên bờ sông Hằng thuộc miền Bắc Ấn Độ. Họ sống độc thân suốt đời. Không chỉ ăn thịt người chết, họ còn bôi tro từ các xác chết được hỏa táng lên cơ thể, uống rượu đựng trong đầu lâu và lấy xương người chết làm giường ngủ.

Các tăng lữ cho rằng việc sử dụng cần sa, rượu và thiền định sẽ giúp họ gặp được thần Shiva của đạo Hindu, được các vị thần khai sáng. Sau khi những thi thể được hỏa táng, người Aghori lập tức lấy tro bôi khắp mặt, họ tin rằng điều đó giúp thanh tẩy và được bảo vệ.

Những người này cũng tin rằng nơi hỏa táng thường có sự hiện diện của thần Shiva và nữ thần Kali Ma, vì thế mà họ sinh sống tập trung ở đây. Người Aghori ăn thịt những xác chết được thả trôi trên sông Hằng do người nhà không đủ tiền hỏa táng.

Các tăng lữ Aghori cho rằng sức mạnh đến từ cõi chết. Họ coi mình là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, vì vậy họ thường ăn mặc rách rưới và để tóc rối bù. Họ cũng cho rằng khỏa thân là việc làm thanh tịnh để thoát khỏi trần tục và giác ngộ tâm linh.

Bộ tộc Aghori (Ấn Độ) xuất hiện từ thế kỷ 17, thủy tổ là một người đàn ông tên Baba Kinaram. Tương truyền, Kinaram thọ tới 170 tuổi. Mọi người Ấn Độ đều có thể gia nhập giáo phái của bộ tộc Aghori, nhưng phải mất đến 12 năm để học giáo lý.

Theo Zing News


Cùng chuyên mục

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Hỏa trình (bài 10): Khẩn cấp bãi bỏ đoàn tàu DH2 tuyến Đông Hà – Đồng Hới

Lễ hội Đền Chính – Thuỷ Quốc Linh Từ

Lễ hội Đền Chính – Thuỷ Quốc Linh Từ

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hương vị trên cao nguyên

Hương vị trên cao nguyên

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH