Kashmir, nơi mức sống đắt đỏ và cái chết rẻ mạt

23:14 | 15/04/2019

Cư dân Kashmir Gulam Rasul cho biết, hai cuộc chiến giữa Ấn Độ và Pakistan tại khu vực còn đang tranh chấp này chỉ nằm trong rất nhiều cuộc xung đột đã diễn ra tại đây.


 

Trong bối cảnh Ấn Độ đang bước vào cuộc bầu cử quy mô lớn, khu vực tranh chấp Kashmir giữa nước này và Pakistan vẫn chưa có một phút giây bình yên

Người đàn ông 76 tuổi, sống tại thị trấn Uri, Kashmir từ lâu đã không còn mơ tưởng về hòa bình: “Nếu không thể cho chúng tôi hòa bình, vậy ít nhất hãy bảo vệ chúng tôi bằng boongke”. Uri nằm ở vị trí trọng yếu ở Đường Kiểm Soát, được coi là đường biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan, chia đôi Kashmir. Điều tất yếu, người dân địa phương luôn phải chung sống với các cuộc đấu súng, trong tình hình căng thẳng giữa hai bên.

Các chính đảng Ấn Độ, theo ông Rasul, đã lờ đi vấn đề chính của khu vực – tình trạng thất nghiệp – và thay vào đó, chỉ sử dụng vấn đề Kashmir để gia tăng vị thế chính trị, đặc biệt là chạy đua trong cuộc bầu cử diễn ra vào đầu tuần này.

Một người lính Ấn Độ làm nhiệm vụ tại điểm bầu cử ở Shadipora, ngoại ô Srinagar, Kashmir (phần đất do Ấn Độ kiểm soát)

Bên cạnh những cuộc nã pháo thường xuyên, những cuộc đụng độ giữa phiến quân địa phương và lực lượng vũ trang Ấn Độ cũng thường xuyên diễn ra. Vòng xoáy bạo lực dường như không có lối thoát, khi từ lâu nó đã trở thành một phần của đời sống thường nhật, mà chính ông Rasul chua chát thừa nhận: “Mức sống quá đắt đỏ. Nhưng cái chết thì hoàn toàn rẻ mạt”.

Nhà hoạt động chính trị địa phương Nadim Abbasi đã tổ chức nhiều cuộc tuần hành để đưa những vấn đề tại Kashmir ra ánh sáng. Trong điện thoại của mình, ông cho phóng viên CNN xem bức ảnh của Reyaz Ahmad, người bị thương nặng sau khi một quả bom rơi trúng nhà của anh tại khu làng ở đường biên giới, gần Uri vào đầu tháng 3. Người này đã phải cưa chân và qua đời sau đó hai tuần.

Ấn Độ và Pakistan, mỗi bên đều kiểm soát một phần của Kashmir, đồng thời đều tuyên bố chủ quyền lên vùng đất này. Một cuộc nổi dậy đã từng nổ ra vào năm 1989 tại khu vực do Ấn Độ kiểm soát, do phong trào độc lập tại đây, cũng như muốn trở về với Pakistan phát động, làm hàng nghìn người thiệt mạng. Tác động từ cuộc xung đột không chỉ gói gọn trong khu vực, nó kéo dài đến tận Srinagar, thành phố chính nằm trong khu vực kiểm soát của Ấn Độ.

Nơi đây được ghi nhận như một thị trấn ma. Các nhóm đấu tranh địa phương đã vô cùng bất bình, sau vụ việc một giáo viên bị bắt do nghi ngờ liên quan đến khủng bố, qua đời tại đồn cảnh sát Ấn Độ. Trường học và cửa hàng đóng cửa, đường sá vắng bóng người, trừ lực lượng vũ trang hiện diện. Năm ngoái được ghi nhận xảy ra vụ tấn công đẫm máu nhất tại Jammu và Kashmir trong vòng một thập kỷ qua: 238 phiến quân thiệt mạng, trong khi con số thương vong của lực lượng vũ trang Ấn Độ và thường dân lần lượt là 86 và 37.

 

Theo CNN

Video hay

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn tại Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn tại Năm du lịch Tuyên Quang 2024

NSND LỆ THỦY TẶNG NHÀ “ĐẠI ĐOÀN KẾT” TẠI TỈNH LÀO CAI

NSND LỆ THỦY TẶNG NHÀ “ĐẠI ĐOÀN KẾT” TẠI TỈNH LÀO CAI

Về 41 di sản độc đáo tại Hà Tĩnh không thể kiểm đếm vì vấn đề… “tâm linh”

Về 41 di sản độc đáo tại Hà Tĩnh không thể kiểm đếm vì vấn đề… “tâm linh”