Chiêm ngưỡng những hiện vật quý tại Bảo tàng kỷ vật chiến tranh ở Ninh Bình

14:50 | 28/07/2022

 Với gần 1 nghìn hiện vật chiến tranh, Bảo tàng tư nhân Kim Chính ở tỉnh Ninh Bình lưu lại bằng chứng quý giá về một thời “hoa lửa” của những thế hệ cha anh đã chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.


Ít ai biết tại làng quê xã Kim Chính, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đang có bảo tàng tư nhân – nơi lưu giữ và trưng bày hàng ngàn hiện vật thời chiến tranh.

Bảo tàng Ninh Bình nằm ở phía nam Công viên Văn hoá Thúy Sơn, được thiết kế 3 tầng như một đoá sen nổi lên giữa non xanh, nước biếc, bốn mặt đều trang trí biểu tượng trống đồng – biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.

Một góc Bảo tàng tư nhân Kim Chính

Bảo tàng Ninh Bình do một doanh nghiệp tư nhân đầu tư. Với 1.200m2 sử dụng, thông qua các tài liệu, hiện vật, hình ảnh, Bảo tàng đã phản ánh sinh động vẻ đẹp một vùng đất cổ “Non nước hữa tình” và quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước oanh liệt của nhân dân Ninh Bình.

Phần trưng bày “Ninh Bình – dấu ấn một vùng đất cổ” của Bảo tàng là những hình ảnh, hiện vật về lịch sử tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và lịch sử Ninh Bình từ thời tiền sơ sử.

Máy bay tiêm kích phản lực MiG-21 trưng bày tại Bảo tàng 

Bộ sưu tập thú rất sinh động và đa dạng bao gồm gấu, báo, hổ, nai, hươu, lợn rừng trăn, rắn, sóc, bướm, chim… và những hình ảnh về các thắng cảnh nổi tiếng ở Ninh Bình chứng minh nơi đây là một mảnh đất tươi đẹp, có sơn thanh thủy tú, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và những trung tâm bảo tồn thiên nhiên đặc biệt quý giá như Rừng quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long…

Những hiện vật quý phát hiện tại các di chỉ Khảo cổ học như Di chỉ Đồng Vườn, Hang Sáo, Mán Bạc, Động Người Xưa… phong phú về chất liệu, đa dạng về loại hình như công cụ lao động bằng đá, vỏ nhuyễn thể, đồ trang sức bằng gốm, sừng, đồ dùng bằng gốm (nồi, bát, cốc, vật hình nấm)…

Cận cảnh dàn Rốc-két hai bên cánh máy bay MiG-21

Đặc biệt tại di chỉ Khảo cổ học Mán Bạc niên đại cách ngày nay 3.000 – 4.000 năm, trong tầng văn hóa, ở độ sâu so với mặt đất khoảng 1,6m, có 5 ngôi mộ với 6 bộ xương còn gần như nguyên vẹn. Như vậy, con người nguyên thủy hàng ngàn năm trước đã theo quá trình biến thoái và sự bồi tụ đồng bằng, rời bỏ núi đồi để ra sinh sống ở vùng đồng bằng, dù vẫn phải bám vào các doi đất cao dưới chân các ngọn núi.

Đặc biệt, trên địa bàn huyện Nho Quan đã phát hiện ra 6 chiếc trống đồng. Trên mặt trống là ngôi sao 12 hoặc 14 cánh tượng trưng cho mặt trời, xung quanh có hình chim bay, chim đậu ngược chiều kim đồng hồ, hình bông lúa… phản ánh xã hội nông nghiệp thời Hùng Vương dựng nước có kỹ thuật luyện kim phát triển.

Động cơ máy bay MiG-21

Về đề tài nông thôn xưa và đương đại có cày bừa, quang gánh, thúng mủng, nong nia, dần sàng… gắn với cối xay tre, cối đất, cối giã gạo. Mộc cụ có các loại cưa xẻ, xẻ giằng, cưa máy, các loại máy gia công giảm sức lao động của người thợ.

Ngư cụ có các loại đăng, đó, vó, nơm, rập cụp, các loại lưới thả, lưới quét, rậm riu, rổ xúc, các loại giỏ tre đan… phong phú đa dạng là các hiện vật cối đá, đá lăn, chum vại, lọ sành, gia dụng. Về giao thông vận tải có các loại xe đạp, xe máy, lốp xe ô tô…

Những dụng cụ đánh bắt cá

Đồ sộ và ngỡ ngàng là khu trưng bày hiện vật chiến tranh. Ở đây có quân phục, giầy dép của nhiều nước trên thế giới từ lính đến cấp tướng tá. Các loại đạn nhiều chủng loại, các loại bom tấn, thủy lôi, đạn pháo lên tới gần nghìn hiện vật… cho thấy một thời mấy chục năm chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, quân và dân ta đã anh dũng chịu đựng sự hy sinh và anh dũng chiến đấu chống quân thù.

Ở khu trưng bày ngoài trời là chiếc máy bay MIG21 do Binh chủng Phòng không – Không quan tặng Đảng bộ và nhân dân Ninh Bình. Đây là loại máy bay mà anh hùng liệt sỹ Đỗ Văn Lanh quê ở phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình đã từng lái trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Bên trong máy bay tiêm kích phản lực MiG-21

Bảo tàng đã được UBND tỉnh Ninh Bình cấp giấy phép với tên gọi “Bảo tàng Kim Chính” mở cửa hoạt động các ngày trong tuần từ 8-18 giờ. Khách tham quan còn được tận mắt xem công nhân biểu diễn thực hiện thao tác trực quan như xay lúa, giã gạo, xẻ gỗ, đan lát, dần sàng. Tất cả họ là thợ lành nghề trong dây chuyển sản xuất gạch nghề thủ công, cơ khí…

Một số hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Kim Chính:

Nhiều loại ngư lôi, thủy lôi được trưng bày

Các loại đạn, vật liệu nổ

 

Những quả tên lửa còn khá nguyên vẹn

Mũ của các lực lượng vũ trang

Đèn bão – một vật dụng được sử dụng nhiều trong những năm chiến tranh và những chiếc mâm đồng, chậu đồng cũ

Bát đĩa, cối xay lúa – những vật dụng gắn liền với một thời chưa xa

Những chiếc nồi đồng, cối đá

Thế Vũ (Nguồn ảnh: Sở Sở Du lịch Ninh Bình)
Nguồn Báo Công Luận

https://www.congluan.vn/chiem-nguong-nhung-hien-vat-quy-tai-bao-tang-ky-vat-chien-tranh-o-ninh-binh-post206318.html#p-0

 


Cùng chuyên mục

Triển lãm ảnh nghệ thuật “Quân đội Anh hùng – Cựu Chiến binh gương mẫu”

Triển lãm ảnh nghệ thuật “Quân đội Anh hùng – Cựu Chiến binh gương mẫu”

Tăng cường đảm bảo an ninh, xây dựng biên giới “đoàn kết – hòa bình – hữu nghị”

Tăng cường đảm bảo an ninh, xây dựng biên giới “đoàn kết – hòa bình – hữu nghị”

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Văn hiến Việt Nam xây nhà tình nghĩa cho bà con dân tộc Bru – Vân Kiều

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ