Hô biến bột đá và pin thành cà phê

17:24 | 17/04/2018

Đây là cơ sở chế biến cà phê của bà Nguyễn Thị Thanh Loan, tại thôn 13, xã Đăk Wer, huyện Đăk Rlấp, tỉnh Đắk Nông. Ước tính cơ sở này đang dự trữ khoảng hơn 20 tấn cà phê được làm bằng vỏ cà phê, bột đá ngâm tẩm với nước bột pin đèn.

Nước hòa từ bột pin có màu đen đặc để chuẩn bị cho công đoạn trộn với vỏ cà phê và cà phê tạp.

Đến trưa 17/4, Phòng Cảnh sát Môi trường PC49, Công an tỉnh Đắk Nông tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm đếm, tiếp tục điều tra làm rõ các hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở chế biến cà phê từ bột đá và pin, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người

Theo cơ quan chức năng, ước tính cơ sở này đang dự trữ khoảng hơn 20 tấn cà phê được làm bằng vỏ cà phê, bột đá ngâm tẩm với nước bột pin đèn. Toàn bộ đang chuẩn bị đưa đi các tỉnh tiêu thụ nếu không bị phát hiện.

Sau khi trộn đều cà phê dởm được sấy thủ công

Cơ sở sản xuất này được chia thành hai khu riêng biệt, nằm phía sau một tòa nhà được xây kiên cố. Một khu chứa nguyên liệu bao gồm vỏ cà phê, bột đá, bột pin đèn, nhiều thùng đựng nước màu đen, máy trộn và lò sấy.

Theo lực lượng chức năng, cơ sở sản xuất này đã đóng gói hàng chục tấn cà phê bẩn và chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ

Nằm cạnh đó là kho chứa thành phẩm, bao gồm hàng trăm bao cà phê chuẩn bị xuất xưởng.

Theo một cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường, cà phê ở đây được sản xuất theo kiểu: vỏ cà phê trộn với bột đá, cà phê thải loại ngâm qua nước pha bột pin, trong đó thành phần chủ yếu là bột đá và vỏ cà phê.

Sau khi ngâm, ủ với nước bột pin, tất cả nguyên liệu được cho vào một máy trộn cỡ lớn để có màu đồng nhất trước khi đưa vào một lò sấy thủ công nằm ngay cạnh đó.

Thành phẩm là những bao cà phê bẩn, được đóng bao xuất đi nhiều nơi, mỗi bao có trọng lượng khoảng 50-70kg. Trong những bao này, bằng mắt thường có thể thấy thành phần  cà phê rất ít và tất cả bị vỡ vụn.

Theo một cán bộ công an địa phương, cơ sở sản xuất cà phê này hoạt động từ năm 2016, toàn bộ nhân công của xưởng là người địa phương khác về đây làm. Xưởng nằm ở một bãi đất trống, không gần với khu dân cư và lúc nào cũng đóng cửa kín mít.

rong khi đó, theo lời khai của chủ cơ sở- Nguyễn Thị Thanh Loan, từ đầu năm tới nay, cơ sở sản xuất này cung cấp ra thị trường khoảng 3 tấn cà phê bẩn.

Nguyên liệu được thu gom từ nhiều nơi, với giá thành rẻ. Cục pin cũng được thu gom về với số lượng lớn, đập dẹp, dùng lõi pin hòa với nước rồi nhuộm vào cà phê, đóng gói bán ra thị trường.

Hiện vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.

PV/TH

 


Cùng chuyên mục

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

Đắk Lắk: Thành phố Buôn Ma Thuột hoàn thành tốt thu ngân sách năm 2024

Đắk Lắk: Thành phố Buôn Ma Thuột hoàn thành tốt thu ngân sách năm 2024

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

Quảng Trị: Liệt sĩ đã được an táng tại nghĩa trang huyện Hải Lăng

Quảng Trị: Liệt sĩ đã được an táng tại nghĩa trang huyện Hải Lăng

Vững vàng nơi phên dậu của Tổ quốc

Vững vàng nơi phên dậu của Tổ quốc

Đại đoàn Đồng Bằng – Sư đoàn 320 Nghệ An – Hà Tĩnh gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Đại đoàn Đồng Bằng – Sư đoàn 320 Nghệ An – Hà Tĩnh gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Đà Nẵng sẽ quyết liệt thực hiện việc sắp xếp tinh gọn bộ máy hoàn thành trong quý 1 năm 2025

Đà Nẵng sẽ quyết liệt thực hiện việc sắp xếp tinh gọn bộ máy hoàn thành trong quý 1 năm 2025

Hà Giang: Những mái ấm nhân ái và tình thương

Hà Giang: Những mái ấm nhân ái và tình thương

ĐIỂM TỰA VỮNG CHẮC NƠI BIÊN THÙY

ĐIỂM TỰA VỮNG CHẮC NƠI BIÊN THÙY