Hình tượng con hổ trong văn hóa tâm linh của người xưa

10:34 | 08/02/2022

Trong dân gian, hoa văn và hình tượng con hổ đã trở thành biểu tượng của sự phù hộ, xua đuổi tà ma, miễn trừ tai họa và cầu mong những điều tốt lành. Ở một số nơi vào ngày Tết, người lớn sẽ cho trẻ con đi giày hình đầu hổ, đội mũ hình đầu hổ, nằm gối hình hổ khi ngủ với mong muốn không bị tà ma quấy nhiễu và lớn lên bình an, khỏe mạnh. Hình con hổ cũng được dán trên cổng để xua đuổi tà ma và canh giữ nhà cửa. Ngoài ra, hình tượng con hổ uy mãnh còn gắn liền với rất nhiều nét văn hóa tâm linh của người xưa.


Ảnh: Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan.

Hổ là linh vật trấn trạch, làm lễ khí khi hiến tế

Trong khái niệm thiên văn thời cổ đại có nói đến tứ tượng, tức là Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ. Bạch Hổ chủ phương Tây, thuộc Kim, được xưng là Chiến Thần, nắm giữ việc sát phạt trên mặt đất, có sức mạnh trong việc thanh trừ cái ác, tuyên dương cái thiện.

Trong lễ hiến tế thời cổ đại, các đồ dùng lễ khí được mọi người sử dụng có rất nhiều đồ bằng đồng và ngọc có hình ảnh hay hoa văn con hổ. Ví như, cái nậm có hoa văn hình hổ, ly rượu bình rượu có hoa văn hình hổ… Còn có những miếng ngọc hình hổ được chạm khắc nổi rất cầu kỳ tinh tế, được người dân sử dụng làm linh vật phong thủy.

Sách “Phong tục thông nghĩa tự điển” thời Hán viết rằng: “Hổ là con vật mang tính dương, đứng đầu trong bách thú, có thể áp chế người bắt giữ mình, đồng thời chống lại được yêu ma quỷ quái”, “Trên cổng có tranh hổ, ma quỷ không dám vào”. Con hổ là vua của các loại thú, có thể diệt trừ được yêu ma quỷ quái, vì thế cứ đến tết, cổ nhân sẽ dán hình con hổ hay bức tranh vẽ hổ lên cổng để canh giữ nhà cửa, xua đuổi tai họa.

Ngoài ra, người Trung Hoa cổ xưa quen thuộc với cách nói: “Tả thanh long, hữu bạch hổ” (bên trái là rồng xanh, bên phải là hổ trắng). Trong các triều đại, hình tượng con hổ còn được dùng để bói toán, chọn ngày lành tháng tốt hay bày binh bố trận.

Hổ được dùng để chỉ quân đội dũng mãnh

Từ xưa đến nay, trong mắt con người, hổ là loài vật tượng trưng cho uy vũ dũng mãnh không thể lay động. Chính vì ý nghĩa đó mà trong các triều đại, hình tượng con hổ được sử dụng nhiều trong quân đội.

Thời Xuân Thu, Tể tướng của nước Tề là Quản Trọng đã sáng tác “Quản Tử. Hình thế giải”. Trong đó viết rằng: “Hổ báo là loài thú hung dữ, sống ở nơi rừng sâu, người ta sợ hãi sức mạnh của chúng”. Chính vì hổ báo là loài thú uy mãnh nên thời nhà Thương, nhà Chu dùng cách nói “Lão hổ” để chỉ quân đội. Sách “Sử Ký” ghi lại rằng Chu Vũ Vương phạt Trụ, dẫn đầu đại quân đến Minh Tân. Đội quân Chu Vũ Vương dẫn theo có ba trăm kỵ binh, ba nghìn “hổ bí”, bốn vạn rưỡi binh lính. “Hổ bí” ở đây mang ý nghĩa chỉ dũng sĩ, dũng tướng.

Cổ nhân gọi dũng sĩ là hổ bí, hổ tướng, hổ phu. Một số quân doanh, doanh trại còn được gọi là hổ bí doanh. Thời Tây Tấn còn gọi trang phục của quan võ là “hổ phục”, nơi các võ tướng làm việc được gọi là “hổ trướng”. Tín vật để điều binh thời cổ đại có hổ phù. Đến triều nhà Minh còn có loại hỏa pháo gọi là hổ tồn pháo…

Con hổ trong Phật gia

Con hổ uy mãnh vô cùng, khiến các loài vật phải sợ thì người có thể khống chế được con hổ nhất định cũng không phải là người tầm thường. Người xưa cho rằng người có thể khống chế được hổ nhất định nếu không phải Tiên nhân thì cũng là Đạo nhân, không phải Phật thì cũng là Thần. Văn hóa “phục hổ” do tín ngưỡng Phật gia lưu lại đã ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật sáng tác và nghệ thuật kiến trúc của các triều đại. Có rất nhiều tác phẩm hội họa và các danh thắng cảnh cổ xưa miêu tả sự tích tăng nhân phục hổ.

Trong cuốn “Thái Bình Quảng Ký” quyển thứ 97 có ghi chép lại một vị tăng nhân kỳ lạ, người đương thời gọi ông là thiền sư Không Như. Ngay khi còn trẻ tuổi, ông đã mong muốn được sống một cuộc sống hướng theo đạo Phật. Sau một số lần gặp khó khăn trắc trở trong đời, ông đã đến núi Lục Hồn sinh sống và tu hành trong một ngôi chùa nhỏ.

Trên núi Lục Hồn có rất nhiều mãnh thú nhưng những con hổ đứng trước mặt thiền sư lại rất ôn hòa thuần hậu, không có vẻ gì là dữ tợn hung bạo. Có những lúc thiền sư bất chợt gặp con hổ và lợn rừng đang giao tranh với nhau trong rừng, thiền sư chỉ cầm cây gậy khua khua ra hiệu xua đuổi chúng. Đồng thời thiền sư nói với chúng bằng giọng từ bi rằng: “Thí chủ! Các ngươi đừng đánh nhau”. Con hổ và lợn rừng nghe xong liền rời đi. Mọi người đều kính trọng thiền sư, không một ai dám khinh mạn ông.

Trong “Cao tăng truyện” cuốn chín ghi rằng: Vào thời Bắc Ngụy, có một lần pháp sư Tăng Trù ở núi Vương Ốc gặp hai con hổ đang giao tranh với nhau. Chúng gầm rú, đánh lộn rất kịch liệt và đáng sợ. Pháp sư Tăng Trù chứng kiến cảnh ấy lập tức đi lên phía trước chúng, cắm cây gậy tích trượng giữa hai con hổ ấy. Hai con hổ dường như hiểu được ý của cao tăng nên lập tức buông nhau ra và rời đi.

Con hổ trong Đạo gia

Trong văn hóa tín ngưỡng đạo gia có Trương Thiên Sư cưỡi hổ xua đuổi tai họa cho dân chúng. Sách “Lịch thế chân tiên thể đạo thông giám” quyển 18 có ghi rằng: Lúc Thiên sư Trương Đạo Lăng nhà Hán luyện đan tu đạo, thường xuyên có rồng xanh và hổ trắng vây xung quanh đỉnh đan.

Sau khi ông tu thành, có một năm ở vùng Phòng Lăng, phía tây thành xuất hiện con bạch hổ rất thích uống máu người. Vì vậy, dân chúng ở đây mỗi năm đều phải giết một người để hiến tế cho bạch hổ. Trương Thiên Sư thương xót dân chúng nên đã cho gọi bạch hổ đến và dùng thần lực để giáo giới nó, bỏ tà quy chính. Cuối cùng, ông đã thuần phục được bạch hổ, giải trừ được nỗi lo sợ cho dân chúng.

Từ thời nhà Tống trở về sau, cứ vào dịp tết Đoan Ngọ, dân chúng dùng cây ngải đan thành con hổ, treo ở cổng để canh giữ nhà cửa. Mỗi nhà đều treo tranh Trương Thiên Sư cưỡi hổ để cầu bình an, trừ tà.

 

Theo Epoch Times

Video hay

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024

Thủ tướng chung vui lễ khai giảng tại ngôi trường đặc biệt của Thủ đô

Thủ tướng chung vui lễ khai giảng tại ngôi trường đặc biệt của Thủ đô

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng

Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chúc mừng 79 năm Quốc khánh Việt Nam

Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chúc mừng 79 năm Quốc khánh Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho 3 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho 3 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng

Quốc hội bắt đầu phiên họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Quốc hội bắt đầu phiên họp bất thường xem xét công tác nhân sự

Công bố quyết định của Bộ Chính trị phân công Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và Trưởng Ban Dân vận Trung ương

Công bố quyết định của Bộ Chính trị phân công Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và Trưởng Ban Dân vận Trung ương