Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng Chính sách xã hội tại Krông Pắc

9:33 | 20/06/2023

Huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) là một trong những địa phương điển hình sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Thông qua các chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, nhiều đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách và hộ gia đình sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện đã được tiếp cận với nguồn vốn, qua đó góp nâng ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập.


Gia đình anh Triệu Văn Vinh cư trú tại thôn 6A, xã Ea Phê là một gương sáng cho sự vươn lên từ nguồn vốn của NHCSXH. Sinh sống trong một gia đình thuần nông, quanh năm bám vào nương rẫy, với suy nghĩ phải tìm hướng phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, năm 2022, anh Vinh xin tham gia Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) thôn và được Hội đoàn thể, Tổ trưởng Tổ TK&VV hướng dẫn vay vốn NHCSXH huyện với số tiền 30 triệu đồng để thực hiện mô hình nuôi Dế.

Ngay từ những ngày đầu rất khó khăn, anh Vinh đã may mắn được Ban quản lý Tổ TK&VV của thôn giới thiệu địa chỉ cung cấp giống và quy trình nuôi Dế. Với số vốn ban đầu 30 triệu đồng, anh đã đầu tư con giống hết 12 triệu, phần còn lại dùng để sắm dụng cụ làm nơi cho Dế ở và mua thức ăn.

Cho đến nay, nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn chính sách, mô hình của gia đình anh đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Từ chỗ không có công ăn việc làm ổn định, thu nhập bấp bênh, nhờ mô hình chăn nuôi Dế, gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo với mức thu nhập từ 3 triệu đồng/tháng lên 14 triệu đồng/tháng.

Anh Vinh cho biết, thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục mở rộng chuồng trại kết hợp phân phối giống cho các hộ gia đình có nhu cầu thực hiện mô hình này, đồng thời giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật cho các hộ dân trong huyện nếu có nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống thu nhập.

Anh Triệu Văn Vinh đang chăm sóc Dế của gia gia đình

Hay như mô hình chăn nuôi bò của anh Mã Thành Luân, thôn Thanh Xuân, xã Eakênh cũng là một điển hình cho việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách.

Anh Luân là hộ cận nghèo năm 2022, cuộc sống quanh năm bám vào ruộng vườn, mặc dù chăm chỉ trồng cây hoa màu nhưng cái nghèo cứ đeo đẳng gia đình. Thế nhưng, với suy nghĩ phải tìm hướng phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, năm 2017, anh mạnh dạn xin tham gia Tổ TK&VV thôn và được hướng hướng vay vốn NHCSXH với số tiền 30 triệu đồng để chăn nuôi bò sinh sản.

Anh Luân chia sẻ, khi được vay vốn ngân hàng, gia đình đã mua 02 con bò sinh sản và làm được chuồng trại. Tuy nhiên, quá trình thực hiện ban đầu cũng gặp không ít khó khăn do thiếu kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi nên đàn bò phát triển chậm. Anh tham gia các lớp tập huấn do địa phương tổ chức và tự nghiên cứu các mô hình thực tế nên đã tích lũy thêm kiến thức để áp dụng trong chăn nuôi.

Từ năm 2021 đến nay, nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn, từ hộ nghèo a Luân đã vươn lên hộ cận nghèo 2022. Sau 02 năm, đàn bò của gia đình đã phát triển tốt và đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Ngoài ra, Anh Luân tiếp tục làm hồ sơ để vay 80 triệu đồng chương trình cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH. Từ số vốn đó, anh không chỉ để mua thức ăn cho đàn bò mà còn đầu tư trồng rau mầu và phát triển cây sầu riêng. Đến nay, trung bình mỗi năm, gia đình anh đã có thu nhập ổn định 50 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Mô hình chăn nuôi bò của anh Mã Thành Luân và đầu tư thêm cây sầu riêng

Trong những năm qua, hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách và hộ gia đình sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Krông Pắc đã được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và từng bước vươn lên trong cuộc sống, góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Các mô hình đều cho thấy việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, hay như mô hình trồng rau bò khai tại thôn Cao Bằng, xã Eaknuếc, do anh Hoàng Văn Hiệu làm chủ dự án với số tiền 300 triệu đồng đã tạo công ăn việc làm cho 06 hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thiết thực nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại địa phương.

Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Krông Pắc thăm dự án trồng rau bò khai của hộ gia đình anh Hoàng Văn Hiệu.

Đánh giá về hoạt động triển khai các chương trình vốn tín dụng chính sách tại địa phương, ông Phan Xuân Vĩnh – Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Pắc cho biết, trong những năm qua, không chỉ là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc đã được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính sách của NHCSXH mà còn rất nhiều đối tượng chính sách khác được tiếp cận và sử dụng vốn có hiệu quả. Đó là nhờ sự phối hợp tốt của UBND cấp xã với các Tổ chức chính trị- xã hội, Trưởng thôn, buôn và Tổ TK&VV.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền cũng rất được chú trọng, qua đó đã giúp người dân, cán bộ triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước kịp thời và hiệu quả, phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ vào mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương, ông Vĩnh cho hay.

PV

Nguồn: TCVHVN

Cùng chuyên mục

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Cư Kuin: Phát huy hiệu quả nguồn vốn ủy thác

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

Tinh thần Điện Biên Phủ trên sàn tập “Mệnh lệnh từ trái tim”

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Khơi dậy tinh thần đọc sách đến học sinh tiểu học Thủ đô

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Quảng Bình: Người dân xã Vạn Ninh hiến đất để mở rộng đường giao thông

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

Gia Lai: Sôi nổi Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thiểu số ở huyện Krông Pa

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào