Hành trình níu con chữ, chia sẻ yêu thương của cô giáo Nhượng

15:08 | 16/11/2021

“Hằng ngày, ngoài giờ lên lớp tôi theo học sinh vào bản, hòa nhập với người dân ở đây tôi dần quên đi tiếng xe, tiếng nhạc ở miền xuôi, thay vào đó là những tiếng I, A hàng ngày của trẻ” – cô giáo Nhượng chia sẻ.


hành trình níu giữ con chữ chia sẻ
Ảnh NVCC.

“Chẳng khó để nhận ra một đứa trẻ vùng cao và một đứa trẻ thành phố khi chúng đứng cạnh nhau. Từ vóc dáng, trang phục cho đến nét mặt đều có sự khác biệt lớn.

Trẻ em vùng cao da hơi ngăm vì dãi nắng, quần áo cũ, lúc nào cũng lấm lem và gương mặt ngây ngô, một số em còn lộ vẻ khắc khổ.

hành trình níu giữ con chữ chia sẻ yêu thương của cô giao Nhượng
Hình ảnh lớp học Hạnh Phúc năm học 2021 – 2022.

Bao đời nay trẻ em vùng cao hầu hết được sinh ra từ con nhà nông, tiếp nối từ đời này sang đời khác là làm ruộng, tiền chẳng đủ ăn, nói gì đến lo cho các em có cuộc sống đầy đủ.

Một số em nhà khá giả hơn thì bố mẹ thường đi làm xa, nên ngay từ nhỏ các em đã phải sống với ông bà và rất thiếu thốn tình cảm. Cứ thử so sánh với một đứa trẻ thành phố chẳng phải động tay đến việc nhà, chỉ việc đi học và sớm được tiếp xúc với công nghệ, với smartphone… thì chúng ta sẽ thấy cuộc sống của trẻ em vùng cao đói rét và khó khăn như thế nào” – Đó là hình ảnh những đứa trẻ vùng cao trong mắt cô giáo Nhượng.

Cô giáo Trương Thị Nhượng, sinh ra và lớn lên ở Sơn Tây (Hà Nội). Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cô Nhượng đã có ước mơ làm cô giáo.

Cô Nhượng chia sẻ: “Lúc đầu tôi cũng không hình dung được cuộc sống của người dân và những trẻ em ở vùng cao lại khó khăn đến thế? Tôi còn nhớ ngày đầu tiên nhận được quyết định công tác đến vùng cao Hà Giang để dạy cho trẻ em nơi đây, tôi vui lắm.

Tôi đã vượt 10km đường rừng để vào bản (điểm trường mà ngày đầu tiên đứng lớp). Đến bản cũng là lúc đôi chân của tôi đã rã rời, nhưng điều khiến tôi bất ngờ hơn hẳn là như đang đứng ở một hành tinh khác biệt với những tiếng nói của người dân mà tôi chưa được nghe đến bao giờ.

hành trình níu giữ con chữ chia sẻ yêu thương của cô giáo Nhượng
Cô giáo Nhượng bên học trò của mình.

“Nói thật vài tháng đầu tôi cũng khóc hết nước mắt, một mình tôi trong rừng chẳng biết trò chuyện với ai,… rồi bản thân hiểu được cuộc sống khó khăn của trẻ em ở đây nên tôi rất yêu thương chúng.

Hằng ngày, ngoài giờ lên lớp tôi theo học sinh vào bản, hòa nhập với người dân ở đây tôi dần quên đi tiếng xe, tiếng nhạc ở miền xuôi và thay vào đó là những tiếng I, A hàng ngày của trẻ.

Bọn trẻ rất ham học tuy phát âm chưa chuẩn nhưng khiến tôi cũng rất hào hứng dạy. Tôi cảm thấy công việc này thật sự có ý nghĩa. Tôi mong rằng, với kỹ năng và kiến thức chúng có, sau này chúng có thể tự phát triển để làm hành trang kiếm sống, sự đói nghèo sẽ được giảm dần. Dường như suy nghĩ đó đã đồng hành với tôi mấy chục năm qua…

hành trình níu giữ con chữ chia sẻ yêu thương của cô giáo Nhượng
Luôn ao ước sau những giờ học tập các con có chỗ ngồi đọc thư viện, rất may mắn cô được Thầy Nguyễn Kim Sơn kết nối cho 20,5 triệu đồng, để hoàn thiện tường bao của điểm trường Bản Tân và làm chòi thư viện cho học sinh điểm trường Ngần Thượng.

Khi đề cập đến những thiếu thốn mà trẻ em vùng cao đang gặp phải từ góc nhìn của mình, cô Nhượng đánh giá: Cứ mỗi ngọn núi hoặc một thung lũng là tương đương với 1 thôn bản, mỗi thôn bản có một điểm trường nhỏ, gồm 3 – 4 lớp học dành cho học sinh tiểu học. Sĩ số của cả điểm trường chỉ dưới 50 em. Mỗi lớp học được ghép bằng những miếng gỗ không chắc chắn hoặc một phòng học được các tổ chức thiện nguyện xây dựng. Các lớp phần đa là chẳng hề có các thiết bị cơ bản giống ở thành phố như quạt trần, máy chiếu…

Theo cô Nhượng, để bảo đảm sức khỏe cũng như chất lượng giáo dục ở những nơi vùng sâu thì trước tiên cần đầu tư kiên cố các điểm trường. Tại các điểm trường cũng cần đầu tư điện, nước, nhà vệ sinh. Ngoài ra, trẻ em vùng cao phần đalà các em là dân tộc thiểu số, chưa biết  hoặc chưa thông thạo tiếng phổ thông nên bất cập trong việc dạy và học. Để cải thiện được chất lượng giáo dục hiện nay thì cần tăng cường tiếng Việt qua các kênh hình như tivi, máy chiếu….

hành trình níu giữ con chữ chia sẻ yêu thương của cô giáo Nhượng
Làm đường bê tông cho học sinh đi học.

Hàng ngày phải đối diện với các em nhỏ vẫn phải học ở những lớp học tạm bợ, thiếu thốn về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ việc học tập, cô Nhượng hy vọng nhận được sự đồng lòng, chung tay của cộng đồng mạng, nhà hảo tâm để những học sinh vùng cao Hà Giang của cô thêm một chiếc áo ấm để mặc, thêm một phòng học ấm áp thay cho những vách nhà xiêu vẹo hoặc thêm những thiết bị đồ dùng học tập. Chính vì lẽ đó, cô  cập nhật thông tin trên Internet để tìm sự đồng cảm.

Hành trình níu con chữ, chia sẻ yêu thương của cô giáo Nhượng

Trong số rất nhiều phận đời kém may mắn được cô giáo Nhượng kêu gọi giúp đỡ, có bé Đ., học trò khiến cô nhớ nhất và luôn rơi nước mắt mỗi lần nhắc lại.

Cô Nhượng kể lại: Vào năm 2011-2012, khi tôi dạy tiểu học thì Đ. mới 2 tuổi rưỡi, đang học lớp mẫu giáo ở chung điểm trường. Đ. nổi tiếng là con bé “đầu gấu” vì hay đánh, cắn bạn, tranh giành đồ ăn của bạn. Thấy các cô hay nhắc đến tên con bé “cá biệt” này, tôi hỏi chuyện mới biết mẹ Đ. bỏ đi, bố nát rượu và đã có lần muốn bán con để lấy 20 triệu đồng.

hành trình níu giữ con chữ chia sẻ yêu thương của cô giáo Nhượng

hành trình níu giữ con chữ chia sẻ yêu thương của cô giao Nhượng
“Đó là một thói quen của người mẹ lo cho các con những bộ trang phục mới trước khi vào năm học mới” – cô Nhượng nói.

Tôi cứ nghĩ mãi đến chi tiết ấy và không hiểu nổi tại sao lại có người muốn bán đứa con dứt ruột đẻ ra. Cứ thế thôi mà thương nó.

Từ đó, tôi hay lên chùa xin quần áo cũ gửi cho Đ. Nhưng quần áo gửi bao nhiêu cũng hết, con bé vẫn không có quần áo mặc. Tìm hiểu ra mới biết, nó chỉ mặc một lần rồi vứt đi vì không ai giặt giũ cho. Thậm chí, nay ở nhà này, mai ở nhà khác cũng không ai quan tâm.

Tôi đã bàn với cô giáo mầm non, thay nhau đưa con bé xuống suối tắm, giặt giũ, thay quần áo rồi cất giữ tại trường.

“Đ. là trường hợp đầu tiên khiến trái tim tôi run lên vì xót xa quá đỗi, thôi thúc tôi phải làm gì đó, để rồi từ ấy những đứa trẻ khác tiếp tục được tôi dang tay cưu mang. Đến bây giờ, cuối tuần nào nhà tôi cũng có trẻ con, toàn những đứa trẻ nghèo nhất, đáng thương nhất. Tôi tự tay nấu ăn cho chúng, và dạy cho chúng kỹ năng sống”

Sau đó, tôi mổ tim và chuyển từ điểm trường Nậm An về điểm chính dạy cho đỡ vất vả. Đến năm 2017, tôi nghe đồng nghiệp kháo nhau: “Năm nay ai dạy lớp 1 ở Nậm An thì khổ lắm. Con bé Đ. nó lên lớp 1. Nhà nó chẳng có gì đóng góp đâu, lại còn bướng nữa”. Thấy vậy, tôi đã chủ động gọi cho cô hiệu trưởng tình nguyện xin lên Nậm An dạy tiếp.

Lần đầu con bé “cá biệt” này đến lớp 1, tay xách chiếc túi nilon xanh, không sách, không vở. Tôi đã nhờ bạn bé giúp người quyển sách, người quyển vở rồi quần, áo. Kèm cặp cho con bé lên đến lớp 2 thì cháu học kém quá, đúp một năm, nhưng năm nay con bé đã được lên lớp 3 rồi.

hành trình níu giữ con chữ chia sẻ yêu thương của cô giáo Nhượng
Tặng quà tại điểm trường Bản Cưởm, xã Tân Thành, Bắc Quang, Hà Giang.
hành trình níu giữ con chữ chia sẻ yêu thương của cô giáo Nhượng
Cô giáo Nhượng kêu gọi, kết nối tặng giếng khoan bể nước tại xã Bằng Lang huyện Quang Bình.

Năm 2015, cô Nhượng bắt đầu sử dụng mạng xã hội. Những bài viết chia sẻ về hoạt động thiện nguyện, những bài thơ viết về nghề giáo, khiến cộng đồng biết đến cô và chung tay quan tâm đến những đứa trẻ vùng cao.

“Điển hình là một bạn ở Sài Gòn mỗi tháng gửi cho mình hơn 3 triệu đồng để nuôi ăn 5 bé, trong đó có 1 bé đang ở cùng mình. Lễ Tết bạn ấy đều gửi quà cho bọn trẻ nhưng chưa hề gặp mặt mình lần nào. Hay đặc biệt hơn nữa, có lần nhà hảo tâm gửi cho cô 140 triệu đồng vào sát ngày khai giảng năm học mới. Lần đầu tiên nhận được số tiền ủng hộ lớn như thế, vừa mừng nhưng cô Nhựợng cũng vừa cảm thấy lo sợ.

Cô đã báo ngay với cô hiệu trưởng và đề xuất xây một căn bếp để các cháu không phải mang cơm từ nhà đi – mùa đông thì cơm lạnh, mùa hè thì cơm thiu. Sau một thời gian cân nhắc, điểm trường này quyết định cải tạo lại căn phòng cũ làm bếp ăn, còn số tiền đó dùng để xây thư viện cho các con ngồi đọc sách.

Số tiền còn lại cô Nhượng phối hợp với địa phương xây một cây cầu thay cho cây cầu tre cũ – cứ đến mùa lũ là bị cuốn trôi.

Rồi vài năm gần đây, cô đã kêu gọi các nhà hảo tâm xây dựng mới 2 phòng học cho trẻ mầm non, tu sửa 2 phòng học và nhà vệ sinh cho học sinh tiểu học ở điểm trường Nậm An. Và hành trình kết nối yêu thương của cô giáo Nhượng vẫn đang tiếp tục đến với trẻ em vùng cao Hà Giang…

Theo Giaoduc&Thoidai

 

 

Video hay


Cùng chuyên mục

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN