Hàng chục ngàn người biểu tình, Pháp điều 7.400 cảnh sát ứng phó

12:05 | 02/05/2019

Khoảng 7.400 cảnh sát được triển khai để đối phó với hàng chục ngàn người biểu tình áo vàng trên khắp nước Pháp vào ngày 1-5.


Tại trung tâm Paris, cảnh sát buộc phải sử dụng khí cay và vòi rồng để trấn áp các phần tử đốt phá, ném đá trên các tuyến đường. Hàng chục ngàn người biểu tình áo vàng đã xuống đường vào ngày Quốc tế Lao động để phản đối các chính sách kinh tế của Tổng thống Emmanuel Macron.

Bộ Nội vụ Pháp cho biết khoảng 151.000 người đã biểu tình trên khắp cả nước, trong đó có 16.000 người ở Paris. Ngoài Paris, các cuộc biểu tình quy mô lớn còn nổ ra ở nhiều TP khác, từ Marseille đến Bordeaux và Lyon. Tại thị trấn Alpine, TP Besancon, khoảng 300 người biểu tình cố xông vào một đồn cảnh sát trong khi đó, tại TP Toulouse, các đụng độ cũng đã nổ ra.

 

Người biểu tình đốt phá trên một tuyến đường ở Thủ đô Paris hôm 1-5. Ảnh: Reuters

 

Khoảng 7.400 cảnh sát Pháp được triển khai để đối phó với các cuộc biểu tình trên khắp cả nước. Ảnh: Reuters

Cảnh sát cho biết nhiều người bị thương và họ đã bắt giữ tổng cộng khoảng 200 phần tử quá khích. Trước đó, vào ngày 30-4, cảnh sát đã cảnh báo về các cuộc đụng độ với nhóm cực tả, được gọi là Black Blocs. Một phóng viên ảnh của Reuters hôm 1-5 cho biết nhiều người biểu tình đã gỡ bỏ mặt nạ và trang phục để trà trộn vào đám đông, kích động bạo loạn.

Nổ ra vào tháng 11-2018 để phản đối chính sách tăng thuế nhiên liệu, các cuộc biểu tình áo vàng nhanh chóng biến thành phong trào phản đối chính phủ.

 

Một cảnh sát bị thương trong lúc làm nhiệm vụ được đưa vào bệnh viện hôm 1-5. Ảnh: EPA

 

Một phần tử quá khích bị cảnh sát bắt giữ. Ảnh: EPA

Cuộc biểu tình hôm 1-5 diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Macron công bố các biện pháp cải cách toàn diện, trong đó có giảm thuế. Tuy nhiên, nhiều người biểu tình khẳng định các biện pháp của Tổng thống Macron là chưa đủ.

“Chúng tôi đã nỗ lực chiến đấu, để tiếng nói của chúng tôi được lắng nghe, trong suốt 6 tháng và chẳng ai quan tâm. Nhiều người không hiểu phong trào này, mặc dù nó khá đơn giản: Chúng tôi chỉ muốn một cuộc sống bình thường” – ông Florence, 58 tuổi, khẳng định với Reuters.

Corinne Sion (trái) cho biết bà đã thất nghiệp suốt hơn 1 năm. Ảnh: Al Jazeera
Một ngân hàng ở Paris bị đám đông biểu tình đập phá hôm 1-5. Ảnh: EPA

Theo Reuters, Al Jazeera

 

Video hay


Cùng chuyên mục

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

“KPI dòng họ” và áp lực vô hình

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Văn hiến Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỉ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 9): Ga Sài Gòn – Điểm hành trình của đổi mới, kết nối và sẻ chia

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH