Hà Nội chính thức tăng giá gần 2.000 dịch vụ y tế

11:59 | 02/05/2019

Hà Nội chính thức điều chỉnh giá của gần 2.000 dịch vụ y tế, trong đó nhiều dịch vụ tăng từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng.


 

Nghị quyết 02/2019 của HĐND TP. Hà Nội điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế với người không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập thuộc thành phố chính thức có hiệu lực từ 1/5.

Nghị quyết này được xây dựng dựa trên Thông tư 37/2018 của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 15/1/2019, quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.

Người dân có thẻ BHYT được hưởng lợi nhiều khi đi khám chữa bệnh

Danh mục giá các dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc quỹ BHYT chi trả gồm: 10 dịch vụ khám chữa bệnh, 6 dịch vụ ngày giường, 1.937 giá các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện.

Giá dịch vụ tối đa gồm chi phí trực tiếp và tiền lương để đảm bảo việc khám bệnh, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế.

Trong số gần 2.000 dịch vụ được điều chỉnh, chỉ có một số ít giảm, còn lại phần lớn là tăng do cơ sở tính giá điều chỉn theo mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng tăng lên 1.390.000 đồng.

Như vậy, mức giá khám chữa bệnh của người không có thẻ BHYT sẽ bằng mức giá khám bệnh có BHYT.

Cụ thể, giá giường nằm điều trị hồi sức tích cực tại các BV hạng 1 của TP.Hà Nội như BV Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đức Giang, Phụ sản Hà Nội… tăng từ 632.000 đồng lên 678.000 đồng. Giá ngày giường hồi sức cấp cứu từ 336.000 đồng tăng lên 411.000 đồng.

Điều trị rung nhĩ bằng năng lượng sóng tần số radio tăng từ 2,795 triệu đồng lên 2,965 triệu đồng; điều trị bệnh da bằng kỹ thuật ly trích huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) tăng từ 4,2 triệu đồng lên 4,307 triệu đồng; điều trị ung thư vú bằng hạt phóng xạ I-125 tăng từ 15,09 triệu lên 15,271 triệu đồng…

Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở y tế Hà Nội cho biết, hiện thành phố có 86,7% dân số đã tham gia BHYT, chỉ có 13,3% người dân chưa tham gia, đây là các đối tượng có mức sống ổn định, thuộc nhóm tham gia BHYT tự nguyện.

Do đó lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho rằng, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này nhằm tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và người không có thẻ.

Việc tăng giá chỉ tác động đến đối tượng chưa tham gia BHYT, về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, vì các đối tượng này đã được nhà nước mua, hoặc hỗ trợ mua thẻ BHYT và được BHYT thanh toán phần lớn chi phí khi khám chữa bệnh.

Việc tăng giá cũng sẽ khuyến khích người dân thành phố mua thẻ BHYT, vì nhiều dịch vụ kĩ thuật đắt tiền như chụp PET/CT mô phỏng xạ trị có giá gần 20,5 triệu đồng, với người có thẻ BHYT sẽ được quỹ thanh toán tối đa 80%, chỉ còn cùng chi trả 4 triệu đồng. Tuy nhiên nếu không có thẻ BHYT, người dân sẽ phải trả toàn bộ 20,5 triệu đồng.

 

Theo Vietnamnet

Video hay


Cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Đà Nẵng sạch – xanh nhờ làm tốt công tác môi trường

Đà Nẵng sạch – xanh nhờ làm tốt công tác môi trường

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH

GS. ANH HÙNG HOÀNG CHƯƠNG MỘT NGHỆ SĨ, MỘT NHÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN CHÂN CHÍNH