Hà Giang phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng

12:41 | 16/08/2023

Với đặc trưng về tiểu vùng khí hậu, tỉnh Hà Giang có nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, trở thành điểm tựa vững chắc để phát triển du lịch nông nghiệp, đã thu hút được du khách đến đây, mỗi ngày một tăng.


Chỉ với 2.196,4 ha ruộng bậc thang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng nhận Di tích Quốc gia, những năm qua, huyện Hoàng Su Phì đã tập trung phát triển du lịch theo hướng tạo dựng thương hiệu gắn với di sản ruộng bậc thang. Xây dựng cụm du lịch sinh thái nông nghiệp tại các xã có diện tích ruộng bậc thang nằm trong vùng di tích như: Bản Luốc, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty, Sán Sả Hồ, Thông Nguyên…

Hoàng Su Phì (Hà Giang) được nhắc đến với ruộng bậc thang đẹp bậc nhất Việt Nam với màu vàng phủ khắp núi đồi mỗi khi mùa lúa chín về.

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân cấy lúa và nuôi cá chép ruộng, vừa góp phần nâng cao thu nhập, vừa tạo thêm dịch vụ trải nghiệm cho du khách. Thực hiện sản xuất theo phương thức “5 cùng” (cùng làm đất, cùng giống, cùng gieo trồng, cùng chăm sóc, cùng thu hoạch), nhằm tạo cảnh quan đẹp, đặc biệt vào mùa lúa chín để thu hút khách du lịch.

Tận dụng lợi thế về tiểu vùng khí hậu và thổ nhưỡng, các địa phương đã tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị, tập trung vào 5 cây, gồm: Cây ăn quả ôn đới, chè Shan tuyết, dược liệu, lúa chất lượng cao, Tam giác mạch và 3 con: Bò Vàng, lợn địa phương, ong Bạc hà.

Đồng thời, gắn với phát triển du lịch, tổ chức các chương trình mang đậm màu sắc riêng biệt như Lễ hội hoa Tam giác mạch; Chương trình du lịch Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì… thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Đây cũng là dịp quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh đến với người tiêu dùng.

Thực tế cho thấy, du lịch nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho cả sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân ở khu vực nông thôn, hỗ trợ tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời góp phần giải quyết đầu ra cho nông sản. Hiện nay, các huyện, thành phố đang chú trọng phát triển du lịch nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường; nhân rộng các loại hình trang trại hữu cơ; hạn chế sử dụng hóa chất, khôi phục sản phẩm truyền thống, đặc sản địa phương để du khách có thể tham quan và trực tiếp trải nghiệm quy trình canh tác nông nghiệp, thưởng thức sản vật của địa phương.

PV

Nguồn: Congluan.vn

https://www.congluan.vn/ha-giang-phat-trien-cac-san-pham-nong-nghiep-dac-trung-post260597.html


Cùng chuyên mục

Triển lãm ảnh nghệ thuật “Quân đội Anh hùng – Cựu Chiến binh gương mẫu”

Triển lãm ảnh nghệ thuật “Quân đội Anh hùng – Cựu Chiến binh gương mẫu”

Bế mạc Festival “Về miền Ví, Giặm – Kết nối tinh hoa di sản”

Bế mạc Festival “Về miền Ví, Giặm – Kết nối tinh hoa di sản”

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

Hội thảo Quốc gia về “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”

Tăng cường đảm bảo an ninh, xây dựng biên giới “đoàn kết – hòa bình – hữu nghị”

Tăng cường đảm bảo an ninh, xây dựng biên giới “đoàn kết – hòa bình – hữu nghị”

Thiếu tướng Hoàng Sâm – Người con ưu tú của quê hương Quảng Bình

Thiếu tướng Hoàng Sâm – Người con ưu tú của quê hương Quảng Bình

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình