Giotto: Từ cậu bé chăn cừu đến họa sĩ bậc thầy đầu Phục Hưng

12:05 | 15/11/2021

Giotto di Bondone là một họa sĩ nổi tiếng ở Florence trong thế kỷ 14, là người đầu tiên tạo ra đột phá trong thủ pháp miêu tả bằng việc không ngừng tìm kiếm cách thể hiện mọi đối tượng trong tranh vẽ sao cho giống như thật, bao gồm cả tỉ lệ, cảm giác về không gian, chất liệu, v.v.. Giotto đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự trưởng thành của hội họa vào buổi đầu của thời kỳ Phục Hưng, vì vậy ông còn được một số người ca tụng là cha đẻ của thời kỳ Phục Hưng.


Bức “Last Judgment” (Đại Thẩm Phán) (1305-1306) của Giotto tại nhà nguyện Scrovegni, Padua, Ý. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Cơ duyên theo đuổi hội họa của Giotto cũng rất đặc biệt. Trong cuốn sách nổi tiếng “Lives of the Most Excellent Painters, Sculptors, and Architects” (Tạm dịch: Cuộc đời của những họa sĩ, nhà điêu khắc và kiến trúc sư tài ba nhất), Giorgio Vasari kể rằng ban đầu Giotto chỉ là con trai trong một gia đình nông dân ở một ngôi làng nhỏ gần Florence. Khi còn là một cậu bé chăn cừu, Giotto thường lấy đá vẽ trên đá để giải trí.

Một ngày nọ, họa sĩ nổi tiếng Giovanni Cimabue tình cờ đi ngang qua và thấy Giotto đang vẽ một đàn cừu trên tảng đá. Cimabue vô cùng ngạc nhiên khi thấy bầy cừu được vẽ rất sinh động. Ông bất giác dừng lại và nói với đứa trẻ: “Cháu đừng chăn cừu nữa, hãy theo ta học vẽ tranh!” Giotto vui mừng đáp: “Chỉ cần cha cháu cho phép là được ạ”.

Sau khi được sự cho phép của cha mình, Giotto theo Cimabue đến Florence và trở thành học trò của Cimabue. Đây là mối kỳ duyên giữa Giotto và người thầy Cimabue, những người đã góp phần thúc đẩy hội họa trong buổi đầu của thời kỳ Phục Hưng.

Bức liên họa của Giotto tại Nhà nguyện Baroncelli (1334). (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Vasari còn kể câu chuyện về việc Giotto được Giáo hoàng tuyển chọn về Rome để phục vụ Tòa thánh. Theo đó, Giáo hoàng Boniface VIII đã cử sứ giả đến nhiều nơi khác nhau ở Ý để tìm kiếm những họa sĩ xuất sắc. Khi sứ giả tìm thấy Giotto, ông đã yêu cầu Giotto đưa một bức tranh làm mẫu cho giáo hoàng xem.

Giotto thản nhiên cầm bút vẽ lên, nhúng vào màu và vẽ một vòng tròn lớn trên giấy. Sau đó, ông đưa “bức tranh” cho sứ giả và nói: “Đây là bức tranh của tôi. Xin hãy mang về cho giáo hoàng xem.” Sứ giả rất bực bội nói: “Tôi đang làm một việc rất nghiêm túc. Sao cậu có thể đùa cợt không nghiêm túc như vậy?”

Giotto trả lời: “Tôi chỉ biết vẽ thế này.” Sứ giả bất lực, đành mang bức “tranh mẫu” về cho Giáo hoàng, và phàn nàn với Giáo hoàng rằng Giotto đùa cợt mình.

Giáo hoàng nhìn vòng tròn, suy nghĩ một lát rồi hỏi: “Hãy nói cho tôi biết, cậu ấy vẽ hình tròn này khi không có compa có khó khăn lắm không?” Sứ giả nói: “Cậu ta chỉ đưa bút một cái mà thôi.” Giáo hoàng nói: “Mau mời cậu ấy đến Rome!” Rõ ràng Giáo hoàng đã nhìn ra rằng Giotto là một họa sĩ dày dặn, có kỹ pháp cơ bản cực tốt, nhãn lực và đôi tay cũng rất tốt. Thế là Giotto đã được Giáo hoàng mời đến Rome với mức lương cao.

Bức liên họa Stefaneschi của Giotto (1330). (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Giotto đến Rome vào năm 1296 và vẽ rất nhiều bức bích họa về cuộc đời của Chúa Jesus. Nhưng đáng tiếc là nhiều bức bích họa đã bị hư hỏng nặng, khó xác định được diện mạo ban đầu.

Các tác phẩm nổi tiếng nhất của Giotto có lẽ là chuỗi tác phẩm “Cuộc đời của Chúa Jesus” và “Cuộc đời của Đức Mẹ” hiện nằm tại Nhà nguyện Arena ở Padua, Ý.

Một phần liên họa của Giotto kể về cuộc đời Chúa Jesus ở nhà nguyện Arena (còn gọi là nhà nguyện Scrovegni) (1304-1306). (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Điều đặc biệt ở Giotto là ông có khả năng thể hiện chân thực thế giới mà mình nhìn thấy hơn rất nhiều so với những bậc tiền bối. Ông biến các mô-típ tôn giáo kiểu mẫu kinh viện theo phong cách Byzantine trong quá khứ thành những cảnh đời gần gũi hơn với con người thế gian, những câu chuyện tôn giáo trở nên giàu cảm xúc. Đó là vì ông chú ý thể hiện trạng thái của nhân vật, thể hiện “tính không gian” của bối cảnh, thể hiện những chi tiết trong tranh như quần áo cho giống đời thật. Những bức tranh như vậy đã khiến mọi người cảm thấy quen thuộc, vậy nên khi còn sống Giotto rất nổi tiếng.

Thành tựu hội họa của Giotto không chỉ vượt qua thời Trung Cổ, mà còn vượt qua thầy Cimabue của ông. Vào thế kỷ 13 ở Ý, khi hội họa vẫn còn non nớt, sự xuất hiện của Giotto quá đột ngột và đặc biệt, như thể Chúa đã sắp đặt để ông dẫn dắt nghệ thuật bước vào thời kỳ Phục Hưng trong tương lai. Không có gì ngạc nhiên khi Vasari cho rằng nghệ thuật của Giotto là “món quà của Chúa”.

 

Theo Epoch Times

 

Video hay


Cùng chuyên mục

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024):  GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2024): GẶP GỠ Ở ĐẠI THẠNH

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Lễ khởi công xây nhà tình nghĩa và tặng quà cho các em học sinh dân tộc Bru – Vân Kiều

Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Liên hiệp Hội Việt Nam đánh giá 5 năm thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại Lạng Sơn lần thứ XI

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Tia laser hé lộ thành phố bí mật của người Maya 3.000 năm tuổi với hơn 6.500 công trình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ban Đối ngoại Trung ương