GẶP LẠI “GIAO CẢM MÙA XUÂN”

15:20 | 06/11/2023

 Đặc biệt, nội dung bài vở Giao cảm lần này không chỉ có sự tham gia của các sinh viên  khoá La Sơn Phu Tử 1971-1975, các bạn lớp Việt Hán 1972-1976 và các thầy Hà Thúc Loan, Huỳnh Ngọc Phiên mà còn có sự đóng góp của các khoá đàn anh, với nhiều cây bút tiêu biểu như: Trần Duy Phiên, Nguyễn Phú Yên, Nguyễn Hoàng Thọ, Trần Kiêm Đoàn, Vương Hoài Uyên, Nguyễn thị Tuyết Đào…

                Giao cảm mùa xuân là giai phẩm thứ 2 do nhóm cựu sinh viên Đại học Huế (khóa La Sơn Phu Tử (*) 1971-1975) thực hiện (Nxb Hội Nhà văn ấn hành, tháng 10/2023). Trước đó, Giao cảm số đầu tiên được xuất bản vào tháng 5/ 2023 đã thực sự cuốn hút người đọc, bởi những vấn đề về Giáo dục học, về các ngành khoa học khác từ Toán học, Vạn vật, Vật lý, Lịch sử, Âm nhạc, Môi trường đến Văn học… được trình bày một cách hấp dẫn và thú vị. Chính vì vậy, ở Giao cảm mùa xuân ra đời lần này, bên cạnh những đề tài quen thuộc còn bổ sung thêm nhiều bài viết có tính chuyên sâu ở các lĩnh vực giáo dục và văn hoá như: Giáo dục miền Nam trước 1975, văn hoá đọc, giảng dạy tiếng Việt cho người nức ngoài… và một số đề tài khác, khẳng định giá trị của trường sư phạm và nền giáo dục mà các sinh viên được thụ hưởng một thời. Nơi ấy,  đã đào tạo nên những nhà sư phạm thực sự với trí tuệ, tài năng, tài hoa và tình cảm thể hiện rõ trong từng trang viết.

        Đặc biệt, nội dung bài vở Giao cảm lần này không chỉ có sự tham gia của các sinh viên  khoá La Sơn Phu Tử 1971-1975, các bạn lớp Việt Hán 1972-1976 và các thầy Hà Thúc Loan, Huỳnh Ngọc Phiên mà còn có sự đóng góp của các khoá đàn anh, với nhiều cây bút tiêu biểu như: Trần Duy Phiên, Nguyễn Phú Yên, Nguyễn Hoàng Thọ, Trần Kiêm Đoàn, Vương Hoài Uyên, Nguyễn thị Tuyết Đào…  Giáo sư Hà Thúc Hoan vẫn còn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục qua bài viết ““Học làm người trước khi học lấy chữ”. Với tản văn “Tiếng chim tu hú”, Giáo sư Huỳnh Ngọc Phiên bày tỏ nỗi khắc khoải, âu lo và tiếc nuối vì sự biến mất của chủng loài này trên mảnh đất quê hương. Trong nỗi niềm này, ta nhận ra vẻ đẹp tâm hồn và trách nhiệm sinh thái của người “viết vì một thế giới lâm nguy”. Cũng trong đề tài về giáo dục, bạn đọc sẽ được hiểu rõ hơn về mô hình trường Trung học Kiểu Mẫu trực thuộc các Trường Đại học Sư phạm từ 1964 đến 1975 của nhà giáo Trần Dư Sinh – cựu giáo sư của Trường trung học Kiểu Mẫu Huế. Tác giả Đinh Tấn Phước qua bài viết “Về việc xin thành lập trường Đại học dân lập Hoa Lư tại Quảng Ngài, 1977” phản ánh chuyện đáng buồn cho một lề thói làm việc, bằng vào sự “chờ đợi”, và “ chờ đợi” xem xét, nghiên cứu quá lâu dài! “Hoài niệm về Tùng Thiện Vương Miên Thẩm” của Ngô Thời Đôn, “Thơ Trần Hoàng Phố – Cảm thức hư không và nỗi cô đơn bản thể” của Trần Hoài Anh là những tiểu luận đậm chất học thuật rất cần thiết cho giới chuyên môn.

Ở phần sáng tác thơ văn, ngoài những bài hồi ức, tản văn, tạp bút của Nguyễn Thị Hoà, An Nhiên, Vĩnh Bá, Nguyễn Thị Nga, Bội Hoa… viết về thầy, bạn, trường lớp đầy xúc động, mang đậm tình yêu Huế, bạn đọc sẽ được dịp thưởng thức nhiều tác phẩm rất đặc sắc như truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai, Trần Duy Phiên, Nguyễn Thị Duyên Sanh, Hương Thuỷ…; thơ của Đinh Tấn Phước, Hồ Sĩ Bình, Trần Hoàng Phố, Nguyễn Công Thắng, Nguyễn Văn Gia, Tôn Nữ Thu Thuỷ, Nguyễn Viết An Hoà….Đó là: “Cứ hẹn nhau đi về với Huế/ Huế nội thành hay dáng Huế trầm tư/ Xa chi lắm vẫn chưa mờ tâm ảnh/ Về che chung bóng Huế nón sen xưa” ( Về Huế giữa mùa sen/ Trần Kiêm Đoàn); hoặc : “Chiếc áo dài đã bỏ quên thuở ấy/ cất giấu một nỗi buồn không thèm nói ra/ sau ô cửa kia/em gởi lại một chỗ ngồi ngơ ngác/ tập luận văn chưa kịp viết/ lòng còn luyến tiếc…” (Bên ni cầu/Hồ Sĩ Bình), và: “Áo tím ai về bên thềm cũ/ Dễ nắng vàng phai cũng tương tư/ Chưa xanh thạch thảo vàn hoa cúc/ Mà sao lòng mình đã lập thu” ( Lập thu/ Nguyễn văn Gia)./.

                                                                                                         TRẦN TRUNG SÁNG

(*) Thuở đó, mỗi khóa tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm Huế đều được lấy tên của một danh nhân nước Việt để đặt tên. Khóa 1971-1975 được đặt tên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp – một danh sĩ thời Tây Sơn.

Cùng chuyên mục

Festival Huế 2024: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển”

Festival Huế 2024: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển”

Lễ hội “Mục Đồng làng Phong Lệ”

Lễ hội “Mục Đồng làng Phong Lệ”

Gia Lai: Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ – Dliê Ya đón nhận bằng Di tích Lịch sử quốc gia

Gia Lai: Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ – Dliê Ya đón nhận bằng Di tích Lịch sử quốc gia

Thành phố Đông Hà chú trọng công tác bảo tồn và tôn tạo di tích

Thành phố Đông Hà chú trọng công tác bảo tồn và tôn tạo di tích

Lễ hội “Thống nhất non sông”

Lễ hội “Thống nhất non sông”

TRỊNH CÔNG SƠN – HÀ THỊ CẦU, HAI KẺ HÁT RONG VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC!

TRỊNH CÔNG SƠN – HÀ THỊ CẦU, HAI KẺ HÁT RONG VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC!

Tượng đài N’Trang Lơng – Niềm tự hào của người dân Đắk Nông

Tượng đài N’Trang Lơng – Niềm tự hào của người dân Đắk Nông

Ngôi làng 600 năm tuổi với 3 di sản Ký ức thế giới

Ngôi làng 600 năm tuổi với 3 di sản Ký ức thế giới

Đặc sắc Lễ hội làng cổ Siêu Quần

Đặc sắc Lễ hội làng cổ Siêu Quần