Gặp đèn đỏ, rẽ phải có thể bị tước bằng lái 3 tháng

9:20 | 07/10/2019

Khi tham gia giao thông gặp tín hiệu đèn đỏ mà rẽ phải có thể bị phạt tiền và tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. 


Vừa qua, nhiều người tham gia giao thông thắc mắc việc di chuyển gặp đèn đỏ mà rẽ phải có bị phạt hay không và không hiểu quy định này ở đâu. Thực tế, tại Việt Nam, nhiều người hiểu nhầm về vấn đề này.

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM khi tham gia giao thông vào giờ cao điểm, thông thường lực lượng điều khiển giao thông cho phép người dân rẽ phải khi gặp đèn đỏ theo tín hiệu, từ đó gây hiểu nhầm rằng gặp đèn đỏ thì được phép rẽ phải.

Tuy nhiên, khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, người tham gia giao thông chỉ được phép rẽ phải trong một số trường hợp.

Theo luật sư Khưu Thanh Tâm (Công ty Luật TNHH Giải Pháp Việt) cho biết những trường hợp được phép rẽ phải khi gặp đèn đỏ gồm: có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; có đèn xanh báo hiệu ưu tiên cho phép rẽ phải được lắp đặt kèm theo; có biển báo giao thông cho phép các xe rẽ phải được lắp đặt kèm theo; có lắp đặt tiểu đảo để phân luồng cho phép các xe rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.

Nhiều người có thói quen gặp đèn đỏ và rẽ phải. Ảnh: Internet

Trong trường hợp không có biển báo cũng như đèn giao thông thì người điều khiển phương tiện cần tuân thủ theo vạch kẻ đường là vạch mắt võng. Nếu vạch mắt võng màu vàng xuất hiện ở vị trí làn phải trong cùng, cộng thêm mũi tên chỉ hướng di chuyển sát ngã tư, nghĩa là phần đường này chỉ dành cho xe rẽ phải, cấm xe đi thẳng đi vào phần đường này.

Một lưu ý nhỏ khi rẽ phải đó là các phương tiện phải bật đèn tín hiệu xin đường (xi-nhan) và phải nhường đường cho người đi bộ.

Ngoài các trường hợp trên, người tham gia giao thông sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt nếu rẽ phải khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ.


Phạt tiền từ 1,2-2 triệu đồng và tước GPLX 1-3 tháng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông (Cở sở pháp lý: điểm a, khoản 5, Điều 5 và điểm b, khoản 12, Điều 5 Nghị định 46 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).

Phạt tiền từ 300.000-400.000 đồng và tước GPLX 1-3 tháng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông (Cở sở pháp lý: điểm c, khoản 4, Điều 6 và điểm b, khoản 12, Điều 6 Nghị định 46 (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).

Do đó, người tham gia giao thông có thể bị phạt tiền từ 300.000-400.000 đồng và có thể bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng đối với hành vi rẽ phải khi đèn đỏ (không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông).

 

Theo PLO

Video hay


Cùng chuyên mục

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Huyền thoại Tứ kiệt và Tứ kiệt Cổ Miếu

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Diễn viên Tiến Luật: Tôi không chỉ muốn kinh doanh mà còn mong muốn mang đến những sản phẩm chất lượng, phục vụ người tiêu dùng tốt hơn

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Quảng Bình bổ nhiệm các Giám đốc sở sau sáp nhập

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng: Người viết nhạc cho tuổi thơ đã về cõi vĩnh hằng

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn vào Xuân

Phác thảo chân dung Đại thi hào Nguyễn Du

Phác thảo chân dung Đại thi hào Nguyễn Du

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

Niềm vui khi mùa Xuân về trên bản Pa Choong

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?

HÀ TĨNH: Sai phạm tại Di tích văn hóa Truông Bát – Trách nhiệm thuộc về ai?