ENV tọa đàm về công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam

10:06 | 17/12/2021

Sáng ngày 15/12, tại Đà Nẵng, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)  đã tổ chức buổi tọa đàm với báo chí về công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam. Dịp này, bên cạnh việc chia sẻ thành tựu, thách thức và cơ hội, ENV kêu gọi các cơ quan báo chí phát huy hơn nữa vai trò chủ động, tích cực trong các nỗ lực phòng, chống tội phạm về động vật hoang dã thông qua việc nâng cao nhận thức của về tính nghiêm trọng của tội phạm động vật hoang dã với cả cơ quan hữu quan và cộng đồng; khuyến khích các thành tựu và nỗ lực của Chính phủ; cùng với đó cần tiếp tục thúc đẩy trách nhiệm và hành động của cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; và tăng cường tuyên truyền và phổ biến pháp luật, tạo tính răn đe trong cộng đồng.


Bà Bùi Thị Hà – Phó giám đốc ENV phát biểu tại buổi tọa đàm.

Theo ENV, sự ra đời của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017 – có hiệu lực từ 1/1/2018 – BLHS) là một bước tiến quan trọng và là động lực cho những thay đổi tích cực trong công tác xử lý tội phạm ĐVHD ở Việt Nam thời gian vừa qua. Trong đó, hơn 95% (116/122) các vụ án hình sự liên quan tới động vật hoang dã phát hiện trong năm 2020 có đối tượng vi phạm bị bắt giữ, cao hơn nhiều so với tỷ lệ được ghi nhận trong giai đoạn 2015 – 2019, trung bình đạt khoảng 87%. Bên cạnh đó, 50% các vụ án được đưa ra xét xử trong năm 2020 có áp dụng hình phạt tù với các bị cáo có liên quan. Mức hình phạt tù trung bình với các đối tượng được đưa ra xét xử trong năm 2020 cũng đạt 4,25 năm tù giam. Những bản án nghiêm khắc trên 10 năm với các đối tượng tội phạm về ĐVHD cũng không còn xa lạ trong thời gian gần đây.

Buổi tọa đàm “Công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam – Thành tựu và Thách thức” diễn ra tại Đà Nẵng.

Mới đây, ngày 4/12/2021, một đối tượng đã bị kết án 14 năm tù giam trong vụ án phát hiện 126kg sừng tê giác bị vận chuyển trái phép qua sân bay Nội Bài. Đây là bản án cao nhất đối với tội phạm về ĐVHD được ghi nhận từ trước đến nay. Những con số này, đã phần nào cho thấy hiệu quả trong công tác xử lý tội phạm về ĐVHD trong năm 2020 nói riêng và từ khi BLHS có hiệu lực nói chung.  Tinh thần kiên quyết đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn bán động vật hoang dã trái phép của các cơ quan chức năng và cơ quan tiến hành tố tụng trên cả nước đã tạo nên những chuẩn mực mới trong cuộc chiến đẩy lùi tội phạm về ĐVHD thời gian vừa qua.

Bốn đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép cùng bản án.

Thế nhưng, cách đây không lâu, trên tạp chí Mongabay – Trang thông tin, tin tức về thiên nhiên quốc tế đã có một bài viết với tiêu đề “Việt Nam là trung tâm của nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép và cũng là vùng đất vô pháp cho loại tội phạm này”. Trong đó, nội dung bài viết cho rằng, Việt Nam còn thiếu những giải pháp hiệu quả để xử lý tội phạm về ĐVHD. Một báo cáo khác của Tổ chức điều tra môi trường (EIA) cũng nhận định “dấu chân tội phạm về ĐVHD của người Việt Nam rải khắp châu Phi”. Theo đó, các nhóm tội phạm về ĐVHD do người Việt cầm đầu đã và đang hoạt động tại châu Phi gần hai thập kỷ, góp phần không nhỏ vào sự phá hủy các nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây.  Bà Bùi Thị Hà – Phó giám đốc ENV nêu rõ, một số nhận định tương tự như trên chưa thật sự khách quan và thiếu toàn diện. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vẫn còn tồn tại “Gót chân Asin” trong việc xử lý tội phạm về ĐVHD đặc biệt là trong công tác xử lý các vụ việc liên quan đến một khối lượng lớn ĐVHD phát hiện tại khu vực cảng biển của Việt Nam.

Đặc biệt về về vụ 138kg sừng tê giác phát hiện tại cảng Đà Nẵng. Cụ thể vào  sáng ngày 18/07/2021, Cục Hải quan Thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng các cơ quan chức năng có liên quan đã kiểm tra lô hàng nhập từ Nam Phi về cảng Đà Nẵng, phát hiện 138kg sừng tê giác cùng 3,1 tấn xương động vật nghi là xương sư tử không có nguồn gốc hợp pháp. Đây là vụ án buôn lậu sừng tê giác lớn nhất được phát hiện tại Việt Nam từ 2015 đến nay. Bà Bùi Thị Hà chia sẻ: “Các cơ quan chức năng và cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng hoan nghênh trong công tác xử lý tội phạm về ĐVHD. Dẫu vậy, những nỗ lực này vẫn chưa được cộng đồng quốc tế ghi nhận đúng đắn, một phần là do thách thức trong công tác xử lý các vụ án liên quan đến hàng tấn ĐVHD phát hiện tại các khu vực cảng biển. ENV cho rằng vụ án liên quan đến 138kg sừng tê giác và hơn 3 tấn xương ĐVHD này chính là phép thử đối với cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng cũng như với công tác xử lý tội phạm nghiêm trọng về động vật hoang dã. Thành công trong công tác giải quyết vụ án này và việc đưa những đối tượng đứng đằng sau lô hàng ĐVHD này ra xét xử sẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho cộng đồng quốc tế về quyết tâm không khoan nhượng với tội phạm về ĐVHD của Việt Nam và cũng là động lực tạo ra thay đổi thực sự trong cuộc chiến phòng ngừa tội phạm về ĐVHD”./.

 

Trần Trung Sáng

 

 

 

 

Video hay

Cùng chuyên mục

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

BẾN TRE: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú Hưng lần thứ VI

BẾN TRE: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú Hưng lần thứ VI

Sôi nổi Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hà Tĩnh năm 2024

Sôi nổi Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hà Tĩnh năm 2024

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

Nhân tố của đại đoàn kết dân tộc ở một vùng quê

TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIỚI

TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIỚI