Đồng hồ đeo tay và câu chuyện lịch sử

23:01 | 21/03/2024

Trải dài suốt chiều dọc của thời gian, dù bước qua thời kỳ tiền sử hay vươn đến những “cơn bão” công nghệ, những chiếc đồng hồ đeo tay vẫn hiện hữu và hằn sâu vào niềm đam mê của con người. Cùng với con số không đếm xuể của các “cỗ máy thời gian” đã ra đời, câu chuyện lịch sử về đồng hồ lại chứng minh cho giá trị biểu trưng thời gian của chúng.

Đồng hồ mặt trời đã ra đời từ các nền văn minh cổ đại

Khái niệm về thời gian đã hình thành từ thuở sơ khai, khi người cổ đại biết đến việc ước lượng thời gian thông qua các thiên thể như mặt trời, các vì sao… và phát minh ra các công cụ đo lường như đồng hồ mặt trời hay đồng hồ nước. Theo nhiều tài liệu ghi lại, đồng hồ mặt trời là phương pháp đo thời gian đầu tiên và được sử dụng ở các nền văn minh cổ đại như Ai Cập. Sự xuất hiện của đồng hồ bấy giờ không chỉ phục vụ cho sự thiết yếu mà còn bổ sung vào nền văn minh nhân loại những giá trị văn hóa sâu sắc về sau. Các “cỗ máy” nguyên sơ này đã đánh dấu sự mở màn cho những chiếc đồng hồ cơ đầu tiên và nghệ thuật chế tác đồng hồ sau này.

Hiện tại vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nào ghi nhận về người phát minh ra chiếc đồng hồ đầu tiên và thời gian ra đời cụ thể. Tuy nhiên, khi nói về tiền thân của đồng hồ đeo tay, các nhà nghiên cứu thường đề cập đến một số chiếc đồng hồ cổ có từ cuối những năm 1200, trong đó có vài chiếc tại Nhà thờ lớn Salisbury (Vương quốc Anh) vẫn còn hoạt động từ năm 1386. Dần dà, từng chiếc đồng hồ chỉ ngày và giờ được chế tạo nhưng không có tiến triển nhiều, chủ yếu các “cỗ máy” được làm từ sắt với nguyên lý hoạt động mang lại độ chính xác chưa cao.

Đồng hồ bỏ túi đã định hình lại việc sử dụng chúng đối với các tầng lớp xã hội

Cùng trải qua những thăng trầm của thời gian, đến thế kỷ 17, ngành đồng hồ có những chuyển biến quan trọng. Đồng hồ quả lắc sau khi được Christian Huygens – nhà khoa học tiên phong của Cách mạng khoa học phát minh đã giúp hoàn thiện độ chính xác, giảm độ lệch của thời gian xuống còn 15 giây/ngày so với trước là 15 phút/ngày. Từ bước tiến ấy, những năm 1700 là khoảng thời gian “nở rộ” của những cỗ máy mang tên đồng hồ. Bắt nguồn từ sự kiện vua Charles II của nước Anh giới thiệu chiếc áo Gile có gắn túi may ngoài – nơi để đồng hồ, những chiếc đồng hồ đã chính thức thay đổi, không chỉ ở thiết kế mà còn định hình về sự xuất hiện của chúng. Các tầng lớp trong xã hội bắt đầu có thói quen sử dụng đồng hồ bỏ túi để khẳng định địa vị và đẳng cấp của mình. Đồng hồ không còn là vật phẩm có công dụng theo dõi thời gian mà trở thành món phụ kiện đầy tự hào.

Vòng tay có gắn một mặt đồng hồ nhỏ của nữ hoàng Anh Elizabeth được xem là chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên.

Sự xuất hiện của đồng hồ đeo tay từ trước đến nay khiến không ít người nhầm lẫn. Có nhiều người cho rằng, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên được tạo ra từ năm 1812, thiết kế dành cho nữ hoàng Napels. Tuy nhiên, từ năm 1571, chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên đã xuất hiện. Chiếc đồng hồ này sở hữu bởi nữ hoàng Anh Elizabeth, cũng là một trong số những món quà đặc biệt của người. Thực chất chiếc đồng hồ là chiếc vòng tay có gắn một mặt đồng hồ nhỏ. Mãi đến năm 1880, đồng hồ đeo tay mới được sử dụng rộng rãi. Đa phần các mẫu đồng hồ đeo tay thời điểm này đều được dùng cho nữ, nam giới vẫn chuộng đồng hồ bỏ túi hơn vì tính chất khó hư hỏng so với đồng hồ đeo tay. Tuy vậy, đồng hồ nam đeo tay vẫn được các sĩ quan Hải quân Đức thường xuyên sử dụng. Mẫu đồng hồ được Constant Girard – nghệ nhân làm đồng hồ người Thụy Sỹ sản xuất hàng loạt với số lượng 2.000 chiếc.

Thời điểm này, một phi công người Brazil mong muốn có một chiếc đồng hồ có thể giúp anh theo dõi được thời gian dù hai tay vẫn trên bảng điều khiển suốt quá trình bay. Người bạn Louis Cartier cùng thợ làm đồng hồ Edmond Jaeger đã bắt tay vào phát triển chiếc đồng hồ đeo tay Santos. Cũng chính từ đây, đồng hồ đeo tay được biết đến rộng rãi khi người phi công đồng hành cùng “cỗ máy” trong mỗi chuyến bay.

Cho đến nay, đồng hồ đeo tay vẫn không ngừng cải tiến và phát triển. Nghệ thuật chế tác đồng hồ được biết đến như một nét đẹp vô giá, thậm chí thú chơi đồng hồ ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ. Cuộc đua công nghệ không hồi kết cũng không thể xóa mờ vị trí của những chiếc đồng hồ xem giờ truyền thống này. Chính vì vậy, những “cỗ máy thời gian” không đơn thuần là công cụ, phụ kiện mà còn góp phần xây dựng nên nét đẹp của văn hóa như văn hóa quà tặng với ẩn ý trường tồn, sự gắn kết bền chặt hay văn hóa giao tiếp nhằm thấu hiểu đối phương…

Đồng hồ trong đời sống hiện đại không còn là một phụ kiện mà còn khẳng định nét đẹp văn hóa và nghệ thuật sáng tạo.

Ngành công nghiệp đồng hồ phát triển như vũ bão đã cho ra đời hàng loạt mẫu đồng hồ nói riêng cũng như các thương hiệu nói chung. Trong đó có không ít các tên tuổi kỳ cựu như Blancpain, Cartier, Longines…hoặc các hãng đồng hồ được mệnh danh là thương hiệu quốc dân như Casio, SRWatch…Dù mang thương hiệu nào cũng không thể phủ nhận rằng những chiếc đồng hồ đeo tay đã đi sâu vào lối sống và chinh phục thói quen tiêu dùng mọi thời kỳ. Sức mở rộng và tiềm năng của ngành đồng hồ được đánh giá sẽ không dừng lại, song hành cùng các yếu tố công nghê, sáng tạo, nghê thuật… Vì vậy, thị trường đồng hồ dễ rơi vào tình trạng “vàng thau lẫn lộn” bởi sự xuất hiện của các loại đồng hồ nhái, đồng hồ giả, đồng hồ kém chất lượng ngày càng tinh vi. Đối với những người sành sỏi về đồng hồ, không quá khó để kiểm tra hoặc đưa ra đánh giá ban đầu về chúng. Nhưng một số người muốn sở hữu đồng hồ đeo tay mà chưa từng tìm hiểu cần kỹ lưỡng và cẩn thận khi quyết định mua sắm, đặc biệt nên tìm đến những đơn vị, cơ sở kinh doanh uy tín. Điển hình tại Việt Nam có thể nhắc đến đồng hồ chính hãng VNLUX.

Tiểu Quyên

Cùng chuyên mục

TRỊNH CÔNG SƠN – HÀ THỊ CẦU, HAI KẺ HÁT RONG VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC!

TRỊNH CÔNG SƠN – HÀ THỊ CẦU, HAI KẺ HÁT RONG VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC!

Tượng đài N’Trang Lơng – Niềm tự hào của người dân Đắk Nông

Tượng đài N’Trang Lơng – Niềm tự hào của người dân Đắk Nông

Ngôi làng 600 năm tuổi với 3 di sản Ký ức thế giới

Ngôi làng 600 năm tuổi với 3 di sản Ký ức thế giới

Đặc sắc Lễ hội làng cổ Siêu Quần

Đặc sắc Lễ hội làng cổ Siêu Quần

NGHỆ AN: Du khách nô nức tham dự Khai hội Đền Cuông 2024

NGHỆ AN: Du khách nô nức tham dự Khai hội Đền Cuông 2024

Quảng Bình đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Kiều

Quảng Bình đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát Kiều

Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế: Tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc

Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế: Tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc

Thượng thư Đào Hữu Ích – Bậc đại “Trí” của vương triều Nguyễn

Thượng thư Đào Hữu Ích – Bậc đại “Trí” của vương triều Nguyễn

Chuyện về 41 di sản độc đáo tại Chùa Am, Hà Tĩnh: CƠ QUAN CHỨC NĂNG VÀO CUỘC VÀ TIẾNG NÓI CHÂN CHÍNH CỦA NHỮNG NGƯỜI YÊU TRỌNG VĂN HOÁ

Chuyện về 41 di sản độc đáo tại Chùa Am, Hà Tĩnh: CƠ QUAN CHỨC NĂNG VÀO CUỘC VÀ TIẾNG NÓI CHÂN CHÍNH CỦA NHỮNG NGƯỜI YÊU TRỌNG VĂN HOÁ