“Đôi bờ Ví, Giặm” – Chương trình nghệ thuật kết nối tinh hoa di sản

13:26 | 28/11/2024

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam được Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO chính thức ghi danh là đại diện văn hoá phi vật thể của nhân loại, hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đã phối hợp tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đôi bờ ví, giặm” mở đầu chuỗi hoạt động Festival “Về miền ví, giặm – kết nối tinh hoa di sản”. Chương trình diễn ra vào tối ngày 27/11 tại 2 điểm cầu Hà Tĩnh – Nghệ An và được tiếp sóng trực tiếp trên 45 tỉnh thành trong cả nước.

Chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm” mở đầu Festival “Về miền Ví, Giặm – kết nối tinh hoa di sản”

Tham dự chương trình tại điểm cầu Hà Tĩnh có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Lê Xuân Lợi. Đại biểu Hà Tĩnh có Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng; các Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh… Tại điểm cầu Nghệ An có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu; các Ủy viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các Ban, Ngành cấp tỉnh.

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là loại hình nghệ thuật độc đáo, gắn bó với cộng đồng người dân xứ Nghệ từ bao đời nay. Với những ca từ giản dị, mộc mạc nhưng không kém phần sâu lắng, thiết tha, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã phản ánh toàn diện cuộc sống, phong tục tập quán, những cung bậc cảm xúc của nhân dân nơi đây.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu phát biểu khai mạc Chương trình

Đại diện cho 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An phát biểu khai mạc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đã bày tỏ niềm vui, niềm vinh dự lớn của nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và của toàn thể người dân Việt Nam khi được tổ chức UNESCO chính thức ghi danh là đại diện văn hoá phi vật thể của nhân loại. Ông Châu nhấn mạnh: “Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã trở thành dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tinh thần, hình thành nên cốt cách, tâm hồn của các thế hệ người dân nơi đây; góp phần hun đúc nên những danh nhân, những tên tuổi lớn như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh… Đặc biệt, cũng từ chất liệu của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, nhiều kịch bản sân khấu, tác phẩm âm nhạc đã ra đời, trở thành những bài ca đi cùng năm tháng, được công chúng yêu thích, đón nhận.Trong 10 năm qua, được sự quan tâm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chính quyền hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản; tổ chức các cuộc liên hoan Dân ca Ví, Giặm cấp liên tỉnh, mở rộng và phát triển các Câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm, quan tâm đến đội ngũ nghệ nhân và lực lượng kế cận, đưa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vào trường học; thực hiện có hiệu quả cam kết của Việt Nam với UNESCO về bảo vệ, phát huy giá trị Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”.

Chương trình nghệ thuật gồm 3 phần: “Trầm tích xứ Nghệ”, “Hành trình di sản” và “Để mạch nguồn chảy mãi”

Chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm” mở đầu chuỗi hoạt động Festival kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh. Với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, đã làm nổi bật thêm những nét tinh hoa của Dân ca Ví, Giặm, góp phần lan tỏa mạnh mẽ những giá trị của di sản đặc sắc này trong đời sống đương đại.

Chương trình nghệ thuật gồm 3 phần: “Trầm tích xứ Nghệ”, “Hành trình di sản” và “Để mạch nguồn chảy mãi”. Các phần được dàn dựng theo bố cục mỗi phần 1 phóng sự ngắn khái quát chủ đề và được minh họa bằng những tiết mục ví, giặm, ca khúc đặc sắc, được thể hiện bởi các nghệ nhân, nghệ sỹ của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh, Trung tâm Nghệ thuật truyền thống Nghệ An và một số ca sỹ như: Đinh Thành Lê, Bùi Lê Mận, Thanh Tài, Thu Hà…

Những làn điệu dân ca tha thiết, thân thương, thấm đẫm hồn cốt dân tộc và đặc trưng văn hoá xứ Nghệ

Phần 1 nói về truyền thống, bề dày lịch sử, văn hóa, con người vùng đất Nghệ – Tĩnh đã làm nên những giá trị di sản đi cùng thời gian. Trong đó, di sản dân ca ví, giặm chính là hồn cốt quê hương, tạo nên sức sống mãnh liệt, là dấu ấn riêng biệt của người và vùng đất này… Với điểm nhấn là các tiết mục không gian diễn xướng như: “Đêm trăng hò hẹn”, “Gửi tình ta vào đất”…

Nghệ nhân Nhân dân Vũ Thị Thanh Minh và Nghệ nhân Nhân dân Trần Khánh Cẩm giao lưu chia sẻ về tình yêu đối với dân ca Ví, Giặm.

Phần 2 “Hành trình di sản” tập trung phản ánh quá trình dân ca ví, giặm được UNESCO ghi danh đại diện của nhân loại vào năm 2014. Những dấu ấn về công tác bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm của 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An trong 10 năm qua; các thế hệ nghệ nhân, những người nắm giữ và trao truyền dân ca ví, giặm cho thế hệ trẻ, làm lan tỏa di sản ông cha trong đời sống. Điểm nhấn của phần 2 là sự kết hợp biểu diễn, giao lưu của các nghệ nhân, nghệ sỹ Nhân dân và ca sỹ trẻ: Nghệ nhân Nhân dân Trần Khánh Cẩm, Nghệ nhân Nhân dân Vũ Thị Thanh Minh (Hà Tĩnh) và Nghệ sỹ Nhân dân Hồng Lựu, ca sỹ Hà Quỳnh Như (Nghệ An).

Phần 3 “Để mạch nguồn chảy mãi”, phản ánh những nỗ lực của Đảng bộ và chính quyền 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An trong việc đề ra những chủ trương, hướng đi, giải pháp, cách làm để dân ca ví, giặm tiếp tục tỏa sáng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân xứ Nghệ đương đại, tạo động lực phát triển, xây dựng quê hương trong bối cảnh mới.

Ngọc Trâm


Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Sai phạm tại Di tích văn hoá Đền Truông Bát “Sinh con rồi mới sinh cha – Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”

Hà Tĩnh: Sai phạm tại Di tích văn hoá Đền Truông Bát “Sinh con rồi mới sinh cha – Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

HÀ TĨNH: Có hay không việc xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất tại Đền Truông Bát?

HÀ TĨNH: Cơ sở nào cho Đền Truông Bát là nơi thờ cúng Thân Mẫu của Quan Hoàng Mười?

HÀ TĨNH: Cơ sở nào cho Đền Truông Bát là nơi thờ cúng Thân Mẫu của Quan Hoàng Mười?

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Hà Tĩnh: Nhiều dấu hiệu sai phạm tại di tích văn hóa Truông Bát

Festival Ninh Bình lần thứ III – Tái hiện Dòng chảy Di sản lịch sử dân tộc

Festival Ninh Bình lần thứ III – Tái hiện Dòng chảy Di sản lịch sử dân tộc

Triển lãm Ảnh nghệ thuật quảng bá hình ảnh di sản văn hóa đất nước, con người Việt Nam tại TP. Huế

Triển lãm Ảnh nghệ thuật quảng bá hình ảnh di sản văn hóa đất nước, con người Việt Nam tại TP. Huế

Đồng Nai: Liên quan biệt thự cổ ‘nhà lầu ông Phủ’ Sở Xây dựng đề xuất 4 phương án bảo tồn

Đồng Nai: Liên quan biệt thự cổ ‘nhà lầu ông Phủ’ Sở Xây dựng đề xuất 4 phương án bảo tồn

Niềm vui tà áo dài xứ Huế

Niềm vui tà áo dài xứ Huế

“Bản hùng ca bất diệt” bên dòng sông Thạch Hãn

“Bản hùng ca bất diệt” bên dòng sông Thạch Hãn