Độc đáo tục đa phu, càng nhiều chồng càng không phải chịu cảnh goá bụa

15:13 | 26/04/2021

Thượng Mustang là nơi sinh sống của bộ tộc Loba (dân tộc Tạng) vốn là những cư dân ban đầu của Mustang với nhiều phong tục tập quán lạ lùng, trong đó tục lệ gây tò mò cho du khách là tục đa phu của phụ nữ dựa trên đức tin có nhiều chồng thì phụ nữ sẽ không lo phải chịu cảnh góa bụa.


Du khách tham gia một tour cưỡi ngựa tới Thượng Mustang. (Ảnh: trekking-in-nepal)

Người Loba ở “Vương quốc bị lãng quên” nổi tiếng với “pháo đài trên bầu trời”

Mustang vốn là “Vương quốc Lo cấm cố” thời cổ đại cũng từng được mệnh danh là “Vương quốc bị lãng quên”. Mustang nằm ở biên giới Nepal – Trung Quốc, kéo dài tới cao nguyên Tây Tạng, được che chắn bởi 2 ngọn núi Annapurna và Dhaulagiri cao 8.000m thuộc dãy Himalaya cao nhất thế giới.

Trekking (đi bộ đường dài) là trải nghiệm tuyệt vời ngắm cảnh quan đặc sắc của “Vương quốc bị lãng quên” Mustang. (Ảnh: nepalguideinfo)

Cái tên Mustang là một sa mạc lộng gió và khô cằn ở độ cao từ 3.353m tới 3.962m với ba mặt giáp Tây Tạng.

Ngày nay Mustang là một huyện thuộc tỉnh miền bắc Gandaki, là huyện xa xôi nhất và đứng thứ 2 về mức độ thưa dân của đất nước Nepal.

Tuyến đường mới đang hình thành nối Nepal với Trung Quốc qua vùng Hạ Mustang. (Ảnh: David Rengel)

Mustang ở vị trí rất biệt lập suốt nhiều thế kỷ với chỉ một con đường xuyên qua thung lũng sông Kali Gandaki nối vùng này với bên ngoài. Do nằm ở vị trí khá hiểm trở nên Vương quốc Mustang gần như bị lãng quên cho tới khi được các nhà thám hiểm tái phát hiện năm 1981.

Nhưng phải tới năm 1992 Chính phủ Nepal mới cho phép một số nhóm người nước ngoài du lịch tới Mustang – vùng đất có nền văn hóa mang nhiều bản sắc và nổi tiếng nhất Nepal.

Thủ phủ Lo Manthang của “Vương quốc bị lãng quên” Mustang, được xây dựng năm 1440, được ví như “pháo đài trên bầu trời”. (Ảnh: David Rengel)

Nhờ sự biệt lập đó Mustang vẫn giữ được truyền thống văn hóa cổ xưa gần như nguyên vẹn, vẫn là một trong những “thành trì” cuối cùng bảo tồn nền văn hóa mang nhiều bản sắc và lối sống truyền thống Tây Tạng như: nói ngôn ngữ Tây Tạng, trang phục giống các bộ tộc Tây Tạng sống ở vùng Himalaya, cả nam và nữ đều để tóc dài và thường tết bím…

Một trong những điếm nhấn nổi bật trong các tour trekking là chiêm ngưỡng làng cổ, với những ngôi nhà và tu viện hầu hết được xây bằng đá hoặc gạch bùn phơi nắng rất độc đáo. (Ảnh: nepalguideinfo)
Hành trình trở lại con đường xưa từng buôn bán muối xuyên Himalaya và qua một trong những hẻm núi sâu nhất thế giới. (Ảnh: gurkhaencounters)

Người Loba với những tập tục lạ kỳ như đa phu, kiêng “quan hệ” dịp lễ hội tôn giáo lớn

Mustang bao gồm vùng Thượng Mustang và Hạ Mustang. Thượng Mustang là nơi sinh sống của bộ tộc Loba (dân tộc Tạng) vốn là những cư dân ban đầu của Mustang, chủ yếu tập trung tại Thủ phủ Lo Manthang.

Những người đàn ông Loba. (Ảnh: line.17qq.com)

Người Loba làm nghề nông, chăn cừu hoặc thương gia. Về mặt xã hội người Loba được chia thành 3 nhóm, 1 trong số đó có cả những hậu duệ của Hoàng gia Vương quốc Mustang cổ xưa.

Người Loba xây nhà bằng đá, không có cửa sổ mà chỉ đục lỗ thông gió trên tường và cửa không bao giờ hướng nam để tránh gió lùa (gió núi thường rất mạnh). Vì thế mùa hè trong nhà rất nóng nên người dân phải ngủ trên sân thượng.

Một trong những phụ nữ Loba “quyền lực” bởi có thể lấy nhiều chồng. (Ảnh: line.17qq.com)

Trong số các phong tục tập quán của người Loba, gây tò mò cho du khách là tục đa phu của phụ nữ dựa trên đức tin có nhiều chồng thì phụ nữ sẽ không lo phải chịu cảnh góa bụa. Vì thế một phụ nữ Loba kết hôn với vài người đàn ông là bình thường. Tuy nhiên tập tục này đang giảm dần do thế hệ trẻ phản ứng, nhưng những người có tuổi vẫn muốn duy trì.

Một phụ nữ “quyền lực” khác là Amchi (bác sĩ) trẻ người Loba làm việc tại trường Y học cổ truyền tại Thủ phủ Lo Manthang. (Ảnh: David Rengel)

Đặc biệt vào những dịp lễ hội tôn giáo lớn có một số quy tắc người Loba phải tuân thủ như: nhịn ăn 48 giờ, giữ lời thề hoàn toàn im lặng và… kiêng quan hệ tình dục trong thời gian này.

Những người phụ nữ Loba ở làng Tsarang (phía nam Thủ phủ Lo Manthang) nhổ cỏ trên cánh đồng kiều mạch, sau đó phơi khô làm thức ăn dự trữ cho súc vật trong mùa đông. (Ảnh: David Rengel)

Sự kết hợp giữa thiên nhiên với những vẻ đẹp hoang sơ cùng văn hóa truyền thống đặc sắc của “Vương quốc bị lãng quên” Mustang tạo sức hấp dẫn cho các tour du lịch tới đây, tuy nhiên cũng khiến nhiều cư dân Loba lo ngại có thể ảnh hưởng tới những nỗ lực gìn giữ bản sắc dân tộc của họ suốt bao năm qua.

 

Theo Internationaltraveller, Diplomat

Video hay

Cùng chuyên mục

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ HAI ĐÓNG GÓP THIÊN TÀI QUYẾT ĐỊNH CHIÊN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975.

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Kỉ niệm về Ngày 30-4: NSND LÊ CHỨC VỚI “HÁT RU NƠI ĐỒNG ĐỘI YÊN NGHỈ”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Xúc động chương trình nghệ thuật “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh: Long trọng hội thảo nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Cố Tổng bí thư Trần Phú

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ

Carnaval Hạ Long 2024: Một Lễ Hội Đầy Sắc Màu và Công Nghệ