Đàn ông cũng là nạn nhân của bạo lực giới?

13:38 | 05/03/2022

Khi nhắc đến cụm từ bạo lực giới, đa số mọi người đều cho rằng chỉ có phái nữ mới là nạn nhân của bạo hành.


Tuy nhiên, thực tế cho thấy không chỉ nữ giới mà nam giới cũng có thể là nạn nhân của vấn đề này. Sự im lặng của các “đấng mày râu” khiến cho chúng ta ít nhiều phải tự đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để ngăn chặn những hành vi bạo lực trên cơ sở giới đối với phái mạnh?

Nam giới cũng là nạn nhân của bạo hành (ảnh minh họa).

Những hành vi bạo lực đối với nam giới

Khi nhắc tới phái mạnh, mọi người đều cho rằng họ là trụ cột gia đình, gánh vác những trách nhiệm to lớn, vất vả hơn phái nữ. Mặc định trong tư tưởng bắt buộc họ phải mạnh mẽ, cứng rắn và có bản lĩnh. Đây cũng chính là khuôn mẫu, định kiến ràng buộc về tính cách cũng như trách nhiệm của người đàn ông. Điều này khiến họ thường không nói ra tình trạng bị bạo lực của mình.

Thống kê ở tỉnh Nghệ An về “bạo hành gia đình” năm 2017, trong số 601 vụ bạo hành có tới 58 nạn nhân chính là nam giới. Con số này đã khẳng định đàn ông cũng là nạn nhân của bạo lực giới. Ngoài những con số được công khai, thì trên thực tế còn rất nhiều trường hợp nam giới bị bạo lực nhưng không chia sẻ cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài. Vậy vì sao họ lại lựa chọ sự im lặng?

Nam giới cũng giống như nữ giới, ngoài những tổn hại về thể chất, tinh thần, từ lời nói, hành vi mà người khác gây ra, họ còn bị bạo lực bằng những hành động quấy rối ở ngoài đời, trên các diễn đàn mạng, hoặc nghiêm trọng hơn là bị hành hung đánh đập. Điều này gây ra ức chế tâm lý, nặng hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần trong thời gian dài.

Chuyên gia về Giới và Phát triển Ths. Ngô Hà nhận định: “Các số liệu thống kê ở trên thế giới và Việt Nam chỉ ra rằng: Nữ giới bị bạo lực hơn so với nam giới, nhưng không có nghĩa rằng nam giới ở Việt Nam không bị bạo lực trên cơ sở giới…”, việc nam giới bị bạo lực là hoàn toàn có cơ sở.

Thế nhưng điều đáng nói ở đây là có nhiều người đang cho rằng đây không phải là vấn đề quá nhức nhối, và hơn hết người trong cuộc thường im lặng chịu đựng tất cả.

Sự im lặng của các “đấng mày râu” trước hành vi bạo lực giới

Anh L.K.T (Hà Tĩnh) là một nạn nhân của bạo lực giới, khi được hỏi lý do vì sao lựa chọn sự im lặng, anh chia sẻ: “Vì không kiếm được nhiều tiền bằng người ta, tôi bị vợ con hắt hủi, doạ nạt, không tôn trọng, tôi sống trong cảnh ức chế, chỉ biết dùng bia rượu làm bạn. Tôi biết kêu la với ai khi mà đến những người trong gia đình còn không tôn trọng tôi…”.

Liệu rằng, ngoài kia còn có bao người đàn ông chọn sự im lặng sống trong cảnh bạo lực như anh T.?

Nói về việc thực hiện mục tiêu Quốc gia về bình đẳng giới, đại biểu quốc hội Trương Anh Tuấn (Nam Định) phát biểu: “Thực tế, có nhiều trường hợp người bị bạo hành là đàn ông, bị vợ con hắt hủi, coi thường… Trong những trường hợp này, do sĩ diện nên ít người đàn ông kêu la, cầu cứu”.

Chính vì sợ mất danh dự, bị bàn tán nên rất ít người lên tiếng, bên cạnh đó cũng có những hạn chế khiến cho họ quyết định sống trong bạo lực như: Lo sợ mất đi tình yêu, con cái, hôn nhân, sợ ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình, con cái, sự nghiệp, không có tiền, không có chỗ để đi, xấu hổ khi đối mặt với người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực từ ngày 1/7/2008. Điều khoản đã quy định về quyền bình đẳng của mọi người khi đứng trước pháp luật, mỗi cá nhân đều có quyền khiếu nại, tố cáo đối với bất kỳ ai gây ra hành vi bạo lực dù là nam hay nữ.

Xã hội đang trên đà hội nhập, hướng tới sự bình đẳng, người đàn ông giờ đây đã được san sẻ bớt gánh nặng về kinh tế, công việc, gia đình. Điều đó phần nào làm thay đổi các chuẩn mực, khuôn mẫu cứng nhắc, giúp họ cởi bỏ bớt áp lực cuộc sống.

Hiện nay, có rất nhiều hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực giới ở Việt Nam được tổ chức, các hội nghị, diễn đàn bảo vệ nam giới, trẻ em cũng ngày càng được quan tâm. Để thoát khỏi bạo lực, không có cách nào khác ngoài việc nam giới phải đối mặt với nó. Chính họ sẽ là những người tự gỡ bỏ mình ra khỏi bạo lực đang bủa vây, để bạo lực giới không còn là nỗi ám ảnh thầm lặng của những “đấng mày râu”.

Theo Công luận

Cùng chuyên mục

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Giới thiệu bộ sách thưởng thức triết học

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Khai mạc Giải vô địch Cầu mây quốc gia năm 2024

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

Tổ chức cuộc thi “Trạng Nguyên nhỏ tuổi” tri Ân các Vua Hùng

BẾN TRE: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú Hưng lần thứ VI

BẾN TRE: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Phú Hưng lần thứ VI

Sôi nổi Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hà Tĩnh năm 2024

Sôi nổi Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” thành phố Hà Tĩnh năm 2024

TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIỚI

TẬP HUẤN NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIỚI

Thắp sáng ước mơ đến trường từ vốn tín dụng chính sách

Thắp sáng ước mơ đến trường từ vốn tín dụng chính sách

CSGT Quảng Bình nhận giải thưởng “Gương thanh niên CSGT tiêu biểu”

CSGT Quảng Bình nhận giải thưởng “Gương thanh niên CSGT tiêu biểu”