Trong tháng 5, mưa lớn kéo dài khiến cho nhiều tuyến đường ở Cao Bằng bị sạt lở gây ách tắc giao thông, nguy hiểm cho người và phương tiện. Dự báo mùa mưa năm nay đến sớm và có xu hướng kéo dài. Để sẵn sàng cho mọi tình huống, Sở Giao thông Vận tải Cao Bằng đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Tỉnh lộ 207 từ Quảng Hòa đi Hạ Lang có nguy cơ sạt lở rất cao, đã được cắm biển cảnh báo. Ảnh: TTXVN phát
Cao Bằng có 6 tuyến quốc lộ dài gần 600 km, 28 tuyến đường tỉnh dài 1.047 km, hơn 7.000 km đường huyện, đường xã, đường đô thị. Với địa hình chia cắt mạnh, phần lớn các tuyến giao thông đưa vào sử dụng nhiều năm hiện đã xuống cấp; một số tuyến mới vừa được đầu tư và đưa vào sử dụng, kết cấu địa chất phần ta luy chưa được ổn định… Do vậy, thường xuyên xảy ra sạt lở, ách tắc, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Từ đầu năm đến nay, tại các tuyến Quốc lộ 34, 34B, 4C, 4A, 3 và đường Hồ Chí Minh đã xảy ra sạt lở ta luy dương tại 22 vị trí với khối lượng ước tính 27.000 m3 đất, đá. Đối với các tuyến đường tỉnh 204, 207, 205, 208, 212… cũng xảy ra hiện tượng sạt lở lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng. Tại một số điểm xảy ra tình trạng sụt lún nền đường, xuất hiện các tảng đá trên cao rơi tự do, gây nguy hiểm cho người và phương tiện. Phần ta tuy âm nhiều nơi xảy ra các vết nứt lớn, nếu không khắc phục kịp thời mặt nền đường sẽ yếu, nguy cơ hư hỏng nặng.
Ông Đàm Đức Văn, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Giám đốc Ban Quản lý bảo trì đường bộ Cao Bằng cho biết, để bảo đảm an toàn giao thông, thông suốt trong mùa mưa bão, từ tháng 3/2022, Sở Giao thông Vận tải đã có kế hoạch phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa lũ. Thành lập Ban Phòng, chống lụt bão của sở, tăng cường chỉ đạo, điều hành và giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc. Đôn đốc các đơn vị trong ngành và phối hợp với các huyện, thành phố phòng, chống thiên tai; tăng cường cảnh báo các điểm xung yếu trên các tuyến đường thường xuyên bị ngập, những đoạn ta luy nguy cơ sạt trượt, nhất là đối với những điểm có nguy cơ sạt lở, ngập úng cao.
Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo các nhà thầu chuẩn bị tốt các phương án về nhân lực, thiết bị, các vật tư dự phòng để ứng phó kịp thời. Đặc biệt, thường xuyên tăng cường kiểm tra các tuyến đường, rà soát cầu, cống, nền đường, hệ thống báo hiệu đường bộ tại các vị trí xung yếu, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao. Thanh tra giao thông phối hợp với các đơn vị quản lý tuyến đường thực hiện điều tiết giao thông, hướng dẫn các phương tiện lưu thông an toàn. Các đơn vị được giao quản lý các tuyến đường tăng cường kiểm tra toàn bộ hệ thống tuyến, tăng cường duy tu, bảo dưỡng. Khi thiên tai xảy ra có phương án, biện pháp đảm bảo không để xảy ra thiệt hại về người, giảm nhẹ thiệt hại về tài sản, cơ sở vật chất; không để xảy ra tắc đường quá lâu, bảo đảm thông xe liên tục.
Hiện nay, Cao Bằng có 2 tuyến đường có nguy cơ sạt lở rất cao là tỉnh lộ 207 và quốc lộ 34. Tại tỉnh lộ 207, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Cao Bằng đã giao cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thành Long quản lý vận hành. Công ty đang tích cực kiểm tra, rà soát cầu, cống, nền đường, hệ thống báo hiệu đường bộ; tăng cường duy tu, bảo dưỡng và phát quang hai bên đường bảo đảm tầm nhìn; bố trí nhân lực, máy móc, thiết bị, con người để bảo đảm giao thông thông suốt 24/24.
Đối với các vị trí xung yếu trên Quốc lộ 34, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Cao Bằng đã lập đoàn kiểm tra, tiến hành rà soát các vị trí có nguy cơ sạt lở cao, thường xuyên bị hư hỏng, ách tắc giao thông trong mùa mưa bão để có phương án sửa chữa, xử lý kịp thời khi thiên tai gây ra; chỉ đạo các nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ, xây dựng phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với các công trình đang thi công; khắc phục kịp thời thiệt hại do thiên tai gây ra ở khu vực công trình đang thi công.
Dự báo năm nay thời tiết sẽ có nhiều yếu tố cực đoan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Cao Bằng khuyến cáo người tham gia giao thông cần quan sát kỹ các hiện tượng đất đá trên đường, tránh bị thiệt hại về người và tài sản; tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn giao thông và tự trang bị những kỹ năng cần thiết, thận trọng khi lưu thông trên đường.
Các cấp chính quyền, lực lượng chức năng phải luôn sẵn sàng ứng phó, thực hiện mọi biện pháp xử lý tình huống một cách hiệu quả nhằm bảo đảm an toàn giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, hạ tầng cơ sở và các công trình giao thông.
Tỉnh lộ 207 từ Quảng Hòa đi Hạ Lang có nguy cơ sạt lở rất cao, đã được cắm biển cảnh báo. Ảnh: TTXVN phát
Cao Bằng có 6 tuyến quốc lộ dài gần 600 km, 28 tuyến đường tỉnh dài 1.047 km, hơn 7.000 km đường huyện, đường xã, đường đô thị. Với địa hình chia cắt mạnh, phần lớn các tuyến giao thông đưa vào sử dụng nhiều năm hiện đã xuống cấp; một số tuyến mới vừa được đầu tư và đưa vào sử dụng, kết cấu địa chất phần ta luy chưa được ổn định… Do vậy, thường xuyên xảy ra sạt lở, ách tắc, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Từ đầu năm đến nay, tại các tuyến Quốc lộ 34, 34B, 4C, 4A, 3 và đường Hồ Chí Minh đã xảy ra sạt lở ta luy dương tại 22 vị trí với khối lượng ước tính 27.000 m3 đất, đá. Đối với các tuyến đường tỉnh 204, 207, 205, 208, 212… cũng xảy ra hiện tượng sạt lở lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng. Tại một số điểm xảy ra tình trạng sụt lún nền đường, xuất hiện các tảng đá trên cao rơi tự do, gây nguy hiểm cho người và phương tiện. Phần ta tuy âm nhiều nơi xảy ra các vết nứt lớn, nếu không khắc phục kịp thời mặt nền đường sẽ yếu, nguy cơ hư hỏng nặng.
Ông Đàm Đức Văn, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Giám đốc Ban Quản lý bảo trì đường bộ Cao Bằng cho biết, để bảo đảm an toàn giao thông, thông suốt trong mùa mưa bão, từ tháng 3/2022, Sở Giao thông Vận tải đã có kế hoạch phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa lũ. Thành lập Ban Phòng, chống lụt bão của sở, tăng cường chỉ đạo, điều hành và giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc. Đôn đốc các đơn vị trong ngành và phối hợp với các huyện, thành phố phòng, chống thiên tai; tăng cường cảnh báo các điểm xung yếu trên các tuyến đường thường xuyên bị ngập, những đoạn ta luy nguy cơ sạt trượt, nhất là đối với những điểm có nguy cơ sạt lở, ngập úng cao.
Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo các nhà thầu chuẩn bị tốt các phương án về nhân lực, thiết bị, các vật tư dự phòng để ứng phó kịp thời. Đặc biệt, thường xuyên tăng cường kiểm tra các tuyến đường, rà soát cầu, cống, nền đường, hệ thống báo hiệu đường bộ tại các vị trí xung yếu, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao. Thanh tra giao thông phối hợp với các đơn vị quản lý tuyến đường thực hiện điều tiết giao thông, hướng dẫn các phương tiện lưu thông an toàn. Các đơn vị được giao quản lý các tuyến đường tăng cường kiểm tra toàn bộ hệ thống tuyến, tăng cường duy tu, bảo dưỡng. Khi thiên tai xảy ra có phương án, biện pháp đảm bảo không để xảy ra thiệt hại về người, giảm nhẹ thiệt hại về tài sản, cơ sở vật chất; không để xảy ra tắc đường quá lâu, bảo đảm thông xe liên tục.
Hiện nay, Cao Bằng có 2 tuyến đường có nguy cơ sạt lở rất cao là tỉnh lộ 207 và quốc lộ 34. Tại tỉnh lộ 207, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Cao Bằng đã giao cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thành Long quản lý vận hành. Công ty đang tích cực kiểm tra, rà soát cầu, cống, nền đường, hệ thống báo hiệu đường bộ; tăng cường duy tu, bảo dưỡng và phát quang hai bên đường bảo đảm tầm nhìn; bố trí nhân lực, máy móc, thiết bị, con người để bảo đảm giao thông thông suốt 24/24.
Đối với các vị trí xung yếu trên Quốc lộ 34, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Cao Bằng đã lập đoàn kiểm tra, tiến hành rà soát các vị trí có nguy cơ sạt lở cao, thường xuyên bị hư hỏng, ách tắc giao thông trong mùa mưa bão để có phương án sửa chữa, xử lý kịp thời khi thiên tai gây ra; chỉ đạo các nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ, xây dựng phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với các công trình đang thi công; khắc phục kịp thời thiệt hại do thiên tai gây ra ở khu vực công trình đang thi công.
Dự báo năm nay thời tiết sẽ có nhiều yếu tố cực đoan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Cao Bằng khuyến cáo người tham gia giao thông cần quan sát kỹ các hiện tượng đất đá trên đường, tránh bị thiệt hại về người và tài sản; tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn giao thông và tự trang bị những kỹ năng cần thiết, thận trọng khi lưu thông trên đường.
Các cấp chính quyền, lực lượng chức năng phải luôn sẵn sàng ứng phó, thực hiện mọi biện pháp xử lý tình huống một cách hiệu quả nhằm bảo đảm an toàn giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, hạ tầng cơ sở và các công trình giao thông.
Quốc Đạt (TTXVN)
https://baotintuc.vn/xa-hoi/dam-bao-giao-thong-trong-mua-mua-bao-20220531102055765.htm