Đắk Nông: Chuyển tải kịp thời vốn chính sách xã hội trong mùa dịch Covid – 19

11:09 | 16/07/2021

Không để dịch bệnh Covid – 19 ảnh hưởng đến việc phục vụ khách hàng, ngay từ  đầu năm 2021, cùng với việc thực hiện triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch, hệ thống NHCSXH tỉnh Đắk Nông còn đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt, khơi thông và tăng trưởng các nguồn vốn. Nguồn vốn được huy động và giải ngân kịp thời đến tận tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đang chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19.

Hoạt động giao dịch tại xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil. ảnh: Nguyễn Lương

Ông Đào Thái Hòa, Giám đốc NHCSXH tỉnh Đắk Nông cho biết, Đắk Nông là tỉnh còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao nên nhu cầu được tiếp cận vốn vay ưu đãi của người dân trong tỉnh rất lớn. Để chuyển tải kịp thời vốn chính sách đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong mùa dịch Covid – 19, NHCSXH tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, kết hợp với việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo thông điệp “5K” của Bộ Y tế tại các điểm giao dịch trên địa bàn tỉnh.

Kể từ khi được vay vốn ưu đãi của NHCSXH, đời sống kinh tế của bà con thay đổi rõ rệt. Nhiều hộ đã có cuộc sống khá giả nhờ sử dụng hiệu quả vốn tín dụng chính sách xã hội. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay thì nguồn vốn chính sách luôn cần được giải ngân kịp thời, là động lực để bà con vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển kinh tế, ông Hòa cho biết thêm.

Cũng như những hộ gia đình khác, bà Phạm Thị Phong ở thôn 7, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’Lấp được NHCSXH huyện giải ngân vay 30 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo ngay tại điểm giao dịch UBND xã. Bà Phong tâm sự, gia đình hoàn cảnh khó khăn, có ít đất sản xuất nhưng không có vốn đầu tư nên phải đi vay ngoài trả lãi suất cao. Nhờ tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH, gia đình đã có thêm điều kiện để đầu tư sản xuất, từng bước ổn định cuộc sống hơn.

Thời gian qua, NHCSXH tỉnh Đắk Nông còn luôn quan tâm thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác cho vay thông qua các tổ chức hội, đoàn thể, hoạt động ủy nhiệm đối với Tổ tiết kiệm và vay vốn; duy trì hiệu quả hoạt động các điểm giao dịch tại 71 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ tốt hơn đối với khách hàng vay vốn. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý thức sử dụng vốn và nghĩa vụ trả nợ của hộ vay, làm tốt công tác thu hồi nợ đến hạn, lãi tồn đọng để khơi tăng nguồn thu, tạo lập vốn để cho vay xoay vòng. Nhờ đó chất lượng tín dụng luôn ổn định và không ngừng nâng cao.

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội nhiều hộ nghèo có điều kiện làm ăn phát triển kinh tế. ảnh: Nguyễn Lương

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tín dụng cho thấy, tính đến ngày 30/6/2021 tổng nguồn vốn thực hiện đạt 3.106.531 triệu đồng, tăng 218.935 triệu đồng, tỷ lệ tăng 7,58% so với năm 2020, Trong đó, nguồn vốn Trung ương 2.910.241triệu đồng, tăng 184.512 triệu đồng, tỷ lệ tăng 6,8% so với so với năm 2020; nguồn vốn nhận ủy thác của địa phương (tỉnh và huyện) là 196.289 triệu đồng, tăng 34.423 triệu đồng, tỷ lệ tăng 21,2% so với năm 2020; vốn Ngân sách tỉnh ủy thác tăng 15.832 triệu đồng; vốn Ngân sách cấp huyện ủy thác tăng 18.591 triệu đồng so với đầu năm.

Trong 6 tháng đầu năm, tổng doanh số cho vay đạt 682 tỷ đồng, với 18.325 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách vay vốn. Doanh số cho vay tập trung một số chương trình như hộ nghèo 109 tỷ đồng, hộ cận nghèo 92 tỷ đồng; vùng khó khăn 216 tỷ đồng; cho vay GQVL 61 tỷ đồng, NS&VS MT 99 tỷ đồng… Tổng doanh số thu nợ đạt 492 tỷ đồng; một số chương trình có doanh số thu nợ cao như hộ nghèo 115 tỷ đồng, cận nghèo 61 tỷ đồng, hộ mới thoát nghèo 52 tỷ đồng, vùng khó khăn 68 tỷ đồng, NS&VSMT NT 59 tỷ đồng, GQVL 38 tỷ đồng.

Tổng dư nợ đến 30/6/2021 là 3.077 tỷ đồng, tăng 190 tỷ đồng so với năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng là 6.18%, hoàn thành 99% kế hoạch dư nợ 3.104 tỷ đồng với 68.297 hộ vay vốn còn dư nợ và các đối tượng chính sách khác, trong đó có 13.513 hộ nghèo 7.701 hộ cận nghèo, 9.788 hộ mới thoát nghèo đang còn dư nợ tại NHCSXH; có 1.428 hộ nghèo đang còn dư nợ vay vốn hỗ trợ làm nhà.

Đối với hộ đồng bào DTTS được tiếp cận dòng vốn tín dụng đã tăng rõ rệt, được vay vốn ngày càng nhiều, việc quản lý, sử dụng tiền vay có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, trả nợ đúng hạn đã có tác động kép. Đến nay có 31.564 hộ vay vốn thuộc DTTS còn dư nợ, chiếm 64.21% số hộ còn dư nợ.

Không chỉ nỗ lực thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế, cán bộ và người lao động NHCSXH tỉnh Đắk Nông còn nỗ lực chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh thông qua các hoạt động an sinh xã hội. Thời gian qua, NHCSXH tỉnh Đắk Nông đã kịp thời chia sẻ, động viên và hỗ trợ 60 triệu đồng cho các đơn vị tuyến đầu đang thực hiện chống dịch tại tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

 

 

Thế Hiếu

Cùng chuyên mục

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Trần Nhuận Minh: CHÙM THƠ PHÓNG VIÊN

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Miễn phí đường bộ đối với xe chở hàng cứu trợ

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Krông Pắc: Hiệu quả từ hoạt động tiền gửi của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Ngày Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Perth

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Vĩnh Linh – Viết tiếp bài ca truyền thống

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu

Tăng cường kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu làm bánh Trung thu