Con hổ quý hiếm nhất thế giới chào đời ở sở thú London

19:14 | 06/01/2022

Video ghi lại khoảnh khắc đầu tiên khi một trong những loài hổ quý hiếm nhất thế giới chào đời ở sở thú London, Anh.


Đại điện sở thú London, Anh thông báo về việc một con hổ mới chào đời trong môi trường nuôi nhốt. Đây là một trong những loài hổ quý hiếm nhất thế giới.

Con hổ 10 tuổi thể hiện cách chăm sóc tuyệt vời với tư cách là một hổ mẹ.

Con hổ mẹ Gaysha 10 tuổi đi lại xung quanh con con mới chào đời. Chỉ sau vài giờ, con hổ con đã quyết tâm bước những bước đầu tiên loạng choạng trên lớp rơm mềm trong cái hang ấm cúng.

Lucy Reed, người trông nom hổ ở sở thú cho biết: “Chúng tôi biết Gaysha sắp sinh, những tháng mang thai cuối, bụng nó phát triển rất nhanh. Chúng tôi đã chuẩn bị cho nó một cái hang đặc biệt, lấp đầy bằng lớp rơm mềm để cho hai mẹ con được thoải mái hơn”.

Con hổ 10 tuổi thể hiện cách chăm sóc tuyệt vời với tư cách là một hổ mẹ. Nó theo dõi con khi con nhỏ chưa thế đứng dậy được, đến khi hổ có thể bước đi, nó dành không gian cho con rộng rãi hơn chút.

Những người trông coi sở thú theo dõi mẹ con hổ qua camera, không làm phiền để chúng có thời gian gắn kết với nhau.

Gaysha sinh con sau khoảng một năm chuyển đến Sở thú London, Anh từ Đan Mạch. Nó là hi vọng trong chương trình nhân giống toàn cầu hổ Sumatra.

Hổ Sumatra là phân loài hổ hiếm trên thế giới. Số liệu ghi lại cho thấy chỉ có khoảng 300 con trong tự nhiên.

Hiện tại, sở thú London đang kêu gọi mọi người đưa ra đề xuất về tên cho hổ con. Khách đến thăm sở thú vẫn có ghé thăm khu chuồng của hổ Asim, bố của hổ con mới chào đời và xem video về cặp hổ mẹ con Gaysha.

Sở thú đã cho hai con hổ từ từ làm quen với nhau trong nhiều tháng trước khi phối, bằng cách chuyển chúng đến hai chuồng sát nhau. Nhân viên sở thú phát hiện nhiều dấu hiệu tích cực cho thấy chúng bị thu hút và cảm thấy thoải mái với nhau. Họ gắn camera theo dõi cẩn thận, vì trước đó, hổ Asim từng gây ra cái chết cho một con hổ cái Melati khi ghép đôi.

Hổ Sumatra sống trên hòn đảo Sumatra quê hương của chúng ở Indonesia. Môi trường độc đáo của chúng là nơi duy nhất trên thế giới tê giác, đười ươi và voi sống chung với hổ.

Mức độ phá rừng ngày càng gia tăng, cũng như mức độ săn trộm khủng khiếp đã khiến dân số của loài săn mồi khét tiếng bị giảm mạnh.

 

Theo infonet

Video hay


Cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

Lạng Sơn: Đón nhận danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn”

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

K-Med Expo 2025: Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành thiết bị y tế Việt – Hàn

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Đại hội Chi bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M’gar lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 thành công tốt đẹp

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Hỏa trình (bài 8): Trên chuyến tàu SE6 xuôi ra phía Bắc

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025

Đắk Lắk: Tín dụng chính sách tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Hỏa trình (bài 6): Tận tâm trên mỗi chuyến tàu

Đà Nẵng sạch – xanh nhờ làm tốt công tác môi trường

Đà Nẵng sạch – xanh nhờ làm tốt công tác môi trường

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam

Hỏa trình (bài 5): Tàu SE21 biểu tượng mới của ngành đường sắt Việt Nam