Có sinh viên chỉ tập trung học lấy bằng cấp để giữ vị trí cao trong xã hội

22:47 | 29/11/2018

Chương trình đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, thiếu cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên, sinh viên thiếu tính chủ động và sáng tạo là những vấn đề được các đại biểu đưa ra tại hội nghị “Kiều bào góp ý về chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh”, diễn ra chiều 29/11.


Học sinh, sinh viên chủ yếu “học vẹt”

Theo thống kê, Việt Nam có hơn 200.000 cử nhân, thạc sĩ ra trường thất nghiệp hoặc khi đi làm thì các doanh nghiệp buộc phải đào tạo lại, điều này làm tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc.

Ông Peter Hồng, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cho biết, hiện nay các trường đại, học cao đẳng đào tạo mà không quan tâm đến nhu cầu của xã hội và những chương trình đào tạo mà xã hội đang cần. “Khi công ty tôi nhận sinh viên mới ra trường về làm việc thì họ không thể làm việc ngay, mà phải mất từ 6 tháng đến 1 năm để đào tạo lại”, ông Hồng cho biết thêm.

Chương trình đào tạo mang tính chất nhồi nhét kiến thức khiến học sinh mất khả năng tự học.

Nguyên nhân của tình trạng này là do chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng vẫn còn nhiều bất cập. Ông Nguyễn Trung Kiên, đại diện tuyển sinh trường ĐH Quốc Gia Inchoen Hàn Quốc chỉ ra rằng, chương trình học bắt buộc phải theo khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không có sự sáng tạo trong việc đổi mới chương trình giảng dạy. Chẳng hạn đối với ngành kỹ thuật, trong khi các nước dành 140 tín chỉ cho các chương trình đào tạo chuyên ngành từ lý luận cơ bản cho đến thực nghiệm và nghiên cứu chi tiết, thì 142 tín chỉ của Việt Nam có rất nhiều các môn lý luận mà không liên quan đến môn học.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng với các chương trình đào tạo mang tính chất nhồi nhét kiến thức và quy trình sản xuất có sẵn, khiến sinh viên mất hứng thú học tập và không đủ năng lực nhận thức độc lập và tư duy sáng tạo sau khi ra trường.

“Chương trình học và cách giáo dục hiện nay làm cho học sinh, sinh viên thiếu đi tính chủ động sáng tạo. Học sinh, sinh viên chủ yếu học vẹt và thiếu tính tự lực vượt khó. Bên cạnh đó, đạo đức cũng bị suy đồi, bất chấp mọi thủ đoạn để kiếm tiền”, ông Võ Thành Sơn, Việt kiều Bỉ chia sẻ.

Cùng chung suy nghĩ, Tiến sĩ Bùi Văn Minh cho hay, sinh viên Việt Nam rất chịu khó và chăm học nhưng lại thiếu tự tin và ý chí sáng tạo. Trong một số chương trình đòi hỏi tính tự lập sáng tạo thì học sinh Việt Nam  chưa được rèn luyện đầy đủ so với các sinh viên ngoại quốc. Bên cạnh đó, sinh viên chỉ tập trung vào chuyện học để lấy bằng cấp để giữ vị trí cao trong xã hội.

Nhìn nhận về những bất cập khiến cho học sinh, sinh viên thiếu tính chủ động và sáng tạo so với các nước khác, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho rằng, hiện chương trình học phổ thông vẫn còn nặng nề, không mang tính đột phá. Sách giáo khoa viết theo cách dùng hiểu biết của thầy truyền tải lại cho học sinh, chứ không phải theo lý luận của học sinh, dẫn đến học sinh thụ động từ nhỏ cho đến khi học đại học.

Thiếu cả về nhân lực và cơ sở vật chất

Ông Võ Thành Sơn cho rằng, để giáo dục Việt Nam phát triền thì đòi hỏi 3 yếu tố, đó là kiến thức, nghị lực vượt khó, con người tử tế. Để làm được điều này, cần phải thay đổi cách giáo dục bằng cách phát triển năng lực tự học cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ thông qua thói quen đọc sách, làm việc nhóm, làm thêm… tạo cho người trẻ có thói quen rèn luyện kỹ năng về thể lực. Một yếu tố khác mà các nước đều rất chú trọng đó là tập trung phát triển đạo đức của học sinh sinh viên thông qua các chương trình thiện nguyện bằng cách tự nguyện, chứ không phải chạy theo thành tích.

Cần chú trọng đến rèn luyện đạo đức và tăng tính tự học cho học sinh và sinh viên.

Theo đánh giá của các chuyên gia, bên cạnh những bất cập về chương trình đào tạo thì các cơ sở giáo dục tại Việt Nam còn thiếu về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên chất lượng. GS. TS Đặng Lương Mô, cố vấn cấp cao ĐH Quốc Gia TP Hồ Chí Minh cho rằng, để nâng cao chất lượng giáo dục, điều kiện cơ bản nhất là cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên phải đủ chuẩn. Tuy nhiên, hiện nay các trường đại học tại Việt Nam vẫn thiếu chỗ tự học và nơi nghiên cứu cho sinh viên.

Theo kinh nghiệm các trường ĐH Nhật Bản, trung bình một giảng viên phụ trách giảng dạy cho khoảng 10 -15 sinh viên và giảng viên phải có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Tuy nhiên, hầu hết các trường ĐH Việt Nam không đạt về tiêu chuẩn này. Đơn cử như tại trường ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh có 930 giảng viên phụ trách giảng dạy cho hơn 26.000 sinh viên, trong đó chỉ có 47% giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, vẫn còn chưa đạt so với yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo là phải có 50% giảng viên có bằng thạc sĩ và tiến sĩ.

TS Bùi Văn Minh cũng cho rằng, để nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam cần phải có đội ngũ giảng viên có tình độ, cải tiến chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, cần phải đào tạo cho sinh viên, học sinh hiểu rõ mục đích học để làm chứ không phải để giữ vị trí cao trong xã hội.

Còn ông Nguyễn Trung Kiên đề xuất, các trường đại học cần được tự chủ hoàn toàn về chương trình giảng dạy và xã hội hóa giáo dục. Ông Kiên cho biết, tại Hàn Quốc xã hội hóa trong nghiên cứu và học tập rất nhiều. Ví dụ như khi một doanh nghiệp muốn thực hiện một kỹ thuật nào đó họ đều lên đề án và có một khoản chi phí nhất định cho nghiên cứu và kêu gọi các trường đại học tham gia. Theo đó, các trường đại học cùng tham gia đấu thầu để đưa ra phương án và kết quả nghiên cứu. Trong gói kinh phí doanh nghiệp chi trả cho nhà trường sẽ có phần cho người nghiên cứu và cho cơ sở vật chất của nhà trường.

Báo Tin tức

Video hay

Cùng chuyên mục

TRƯỜNG ĐH LUẬT HÀ NỘI: Ngày hội Hiến máu nhân đạo “Bão Hồng 27”

TRƯỜNG ĐH LUẬT HÀ NỘI: Ngày hội Hiến máu nhân đạo “Bão Hồng 27”

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

Khai mạc Hội thao – Hội thi Công an nhân dân Cụm số IV do Bộ Công an tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế 

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

AMS AMBASSADOR 2024: Khi các đại sứ Ams chứng minh câu nói: “Học sinh chuyên không chỉ giỏi việc học!”

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Hà Tĩnh: Cô bé có tấm lòng nhân hậu

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng đạt ngôi vị Hoa hậu Nhân ái tại Miss Business Earth 2024

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Chính sách “Chiêu hiền đãi sĩ” của Hồ Chí Minh và chế độ mới sau Cách mạng Tháng Tám

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Tiến sỹ, đại tá Nguyễn Thanh Liêm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả