Chuyện lạ tại di tích Lam Kinh: ‘Cụ ổi’ biết ‘cười’

19:00 | 18/02/2022

Chuyện cây ổi biết “cười” bắt nguồn từ nhiều năm về trước, do một du khách tình cờ phát hiện ra. Nhưng các cụ cao niên trong vùng cũng kể lại rằng, người đầu tiên phát hiện ra hiện tượng cây ổi cười là một nhà nghiên cứu người Pháp đến khảo sát di tích Lam Kinh vào năm 1942. 


Nằm cách thành phố Thanh Hoá hơn 50km về phía Tây Bắc, thuộc địa phận hai huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc, khu di tích lịch sử Lam Kinh là quê hương, cũng là nơi an nghỉ của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị hoàng đế, vương hậu thời Lê Sơ.

Mảnh đất Lam Sơn ẩn chứa nhiều điều thần bí, huyền diệu mà cho đến ngày nay, khoa học vẫn chưa thể giải thích nổi. Trong đó, nổi bật là “cụ ổi biết cười” kỳ lạ đến khó tin cho đến tận bây giờ.

Sự thật là cây ổi chẳng còn xa lạ gì với người dân Việt Nam nhưng mà cây ổi biết “cười” thì đúng là ly kì và hiếm có. Và thực hư về cây ổi độc lạ cứ “gãi là cười” ở khu di tích Lam Sơn, Thọ Sơn, Thanh Hoá gây tò mò cho nhiều du khách đến tham quan sự huyền diệu ở xứ Thanh thế nào?

‘Cụ ổi’ 89 năm tuổi gây tò mò nhất xứ Thanh.

Cây ổi 89 năm tuổi nổi tiếng vì… biết “cười”

Cây ổi lạ này trồng trong khuôn viên của khu di tích Lam Kinh. Theo truyền ngôn dẫn lại, vào năm 1933, một người đàn ông tên Trần Hưng Dẫn người Nam Định, vốn hiếm muộn con nên vào cầu tự trước mộ vua Lê Thái Tổ. Sau đó, ông Dẫn liền sinh được quý tử nối dõi tông đường.

Để tỏ lòng thành, ông kính cẩn dâng lên 4 tượng voi, 2 cây long não và cây ổi trong khu lăng mộ. Ngoài ra, ông còn dốc tiền của để góp phần sửa sang, trùng tu lại khu mộ thêm khang trang, tôn nghiêm. Theo thông tin được biết, cho đến nay, dòng tộc ông Dẫn đang sinh sống tại Hải Phòng, mỗi đời chỉ có một người con trai nối dõi.

Cây ổi đã 89 năm tuổi.

Ngay từ khi xuất hiện thông tin cây ổi biết “cười”, nhiều đơn vị truyền thông lẫn du khách thập phương kéo về để chứng kiến xem thực hư việc cây ổi biết “cười” ra sao.

Chuyện cây ổi biết “cười” bắt nguồn từ nhiều năm về trước, do một du khách tình cờ phát hiện ra. Nhưng các cụ cao niên trong vùng cũng kể lại rằng, người đầu tiên phát hiện ra hiện tượng cây ổi cười là một nhà nghiên cứu người Pháp đến khảo sát di tích Lam Kinh vào năm 1942.

Năm 2008, Bộ Khoa học – Công nghệ cũng đã đưa ra đề án nghiên cứu cấp quốc gia về dòng gen “cười” của cây ổi ở khu di tích Lam Kinh, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả cụ thể.

Dáng huyền, thế “rồng chầu”

Theo hướng dẫn viên, chỉ cần xoa gãi nhẹ vào nách cây (ngã nhánh của cây) thì các đầu lá rung lên từng hồi, từng nhịp kể cả khi trời không có gió tựa như chào mừng mọi du khách về thăm lăng mộ vua Lê Thái Tổ.

Ngoài “gãi” vào nách cây, khi “cù” vào gốc cây thì cũng có điều huyền diệu xảy ra. Đó là tất cả lá cây đều rung rinh như “cười”.

Theo nhiều chia sẻ của du khách, nếu nhắm mắt lại, nắm tay vào một đoạn thân cây ổi, đa số mọi người đều có cảm giác lâng lâng, rung lắc rất khó tả. Không ít người nghi ngờ đây chỉ là chiêu trò quảng bá, chỉ đến khi “mục sở thị” thì tỏ ra thích thú với cây ổi lạ này. Thậm chí, có người còn chắp tay khấn vái vì nghĩ cây ổi thiêng.

Cây ổi có thế “độc”.

Không chỉ “biết cười”, nhiều cây ổi ở khu di tích này còn có thế đặc biệt, đó là dáng huyền, thế “Rồng chầu”.

Cây ổi cổ cao tầm hơn 3m, rộng hơn 5m, nằm lặng lẽ bên phải lăng mộ vua Lê Thái Tổ. Gần trăm năm tuổi, mùa nào cũng cho quả thơm lừng và được người trông giữ dâng lên mộ vua. Người ta cũng kháo nhau rằng, ai được thưởng thức ổi ngay cạnh mộ vua thì sẽ may mắn lắm.

Có lẽ, sống lâu năm, chứng kiến bao thăng trầm lịch sử, lại được nuôi dưỡng trong mảnh đất tràn đầy linh khí xứ Thanh nên cây cũng có cảm giác, có “linh hồn”. Người dân xung quanh cũng cho biết, khu lăng mộ của vua Lê là nơi hội tụ linh khí đất trời, tinh hoa vạn vật nên vô cùng thiêng liêng.

Bởi thế mà cây ổi ở trong lăng mới biết “cười”, chiết trồng sang nơi khác thì không thấy hiện tượng lạ kia nữa.

Một số nét kiến trúc cổ tại khu di tích Lam Kinh.

Có người cho rằng, đây là giống ổi Tàu, do thân nhỏ cành nhỏ nên dễ rung rinh. Tuy vậy, ở bên trái khu mộ, cũng có một cây ổi ta – loại phổ biến ở khắp làng quê Việt Nam, khi “cù” vào cũng biết “cười”, điều này liệu có phải do giống ổi nữa không? Hay là do được linh khí đất vua nuôi dưỡng?

Tại khu di tích Lam Kinh, có rất nhiều câu chuyện kỳ bí, độc lá khó tin như chuyện cây lim “hiến thân”, cây đa cổ, cây ổi cười,… Thế nhưng, chuyện về cây ổi phục chầu lăng mộ vua Lê “biết cười” vẫn gây tò mò và thu hút du khách thập phương đến chiêm ngưỡng cho đến tận bây giờ.

Thành cổ Lam Kinh - bảo vật trấn giữ xứ Thanh
Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách TP Thanh Hoá 50km về phía Tây Bắc, thuộc địa phận huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, rộng khoảng 30ha. Đây là quê hương và cũng là nơi an nghỉ của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị hoàng đế, vương hậu thời Lê Sơ.
Sau khi lên ngôi vua đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long), vua Lê Thái Tổ cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh, hay còn gọi là Tây Kinh. Khu di tích lịch sử Lam Kinh gồm những lăng phần, đền miếu và một hành cung của các vua nhà Hậu Lê mỗi lần về bái yết tổ tiên.
Năm 1962, di tích Lam Kinh được công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Đến năm 2013, khu di tích này được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
Phía Bắc thành Lam Kinh dựa vào núi Dầu, mặt Nam nhìn ra sông Chu – có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Nơi đây không chỉ giữ được nguyên vẹn kiến trúc của triều đại nhà Hậu Lê mà còn lưu giữ những câu chuyện truyền thuyết mang đầy màu sắc huyền bí của một triều đại được coi là hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

LKLinh (t/h)

Video hay

Cùng chuyên mục

Công ty TNHH MTV Web Cộng Đồng Việt Nam – Nơi công nghệ kết nối với thành công

Công ty TNHH MTV Web Cộng Đồng Việt Nam – Nơi công nghệ kết nối với thành công

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024

Thủ tướng chung vui lễ khai giảng tại ngôi trường đặc biệt của Thủ đô

Thủ tướng chung vui lễ khai giảng tại ngôi trường đặc biệt của Thủ đô

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng

Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chúc mừng 79 năm Quốc khánh Việt Nam

Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chúc mừng 79 năm Quốc khánh Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho 3 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho 3 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng