Ngành nông nghiệp gây ra 32% lượng khí thải trên toàn cầu. Phần lớn lượng khí thải này là khí metan (khí nóng thứ hai sau carbon dioxide). Để giảm thiểu lượng khí metan, các nhà khoa học tại Orkney (Scotland) đang bổ sung rong biển vào khẩu phần ăn của gia súc nơi đây.
Rong biển.
Theo báo cáo mới nhất của Liên minh Khí hậu và Không khí sạch (CCAC), nông nghiệp và chăn nuôi tạo ra khoảng 40% khí metan, còn lại do ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch tạo ra. Việc giảm đáng kể lượng khí thải metan có thể tác động lớn trong việc giảm thiểu thiệt hại do hiện tượng ấm lên toàn cầu gây ra trong những thập kỷ tới.
Phần lớn khí metan trong nông nghiệp được tạo ra bởi quá trình tiêu hóa ở bò, cừu. Gia súc ợ hơi và xì hơi ra khí metan. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng sự thật là nó còn mạnh hơn khoảng 30 lần so với khí carbon dioxide khi giữ nhiệt trong bầu khí quyển. Vậy làm thế nào chúng ta có thể giảm lượng khí metan thải ra mỗi ngày?
Thay thế thức ăn từ cỏ có thể coi là một nghiên cứu điển hình có thể dẫn đến bước đột phá trong các phương pháp chăn nuôi.
Tại đảo Orkney, người dân cho những con cừu bản địa ăn rong biển để cải thiện việc thiếu hụt cỏ và hoa màu vào mùa đông. Chế độ ăn rong biển của cừu Orkney đã ảnh hưởng tích cực đến hệ tiêu hóa phức tạp của chúng và dường như làm giảm lượng khí metan sinh ra.
Đàn bò ở đảo Orkney
Gordon McDougall – nhà nghiên cứu tại Viện James Hutton,miền đông Scotland, người đã kiểm tra chế độ ăn của cừu trong hai thập kỷ cho biết: “Có những thành phần khác nhau trong rong biển thực sự can thiệp vào quá trình sản sinh khí metan”.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, đã công bố kết quả vào tháng 3 cho thấy “một chút rong biển trong thức ăn gia súc có thể làm giảm lượng khí metan tới 82%”.
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng rong biển thực sự đóng góp vai trò to lớn trong việc giảm thiểu lượng khí thải metan. Chúng cũng là nguồn cung cấp khoáng chất, vitamin và axit béo omega-3 dồi dào. Trong một nghiên cứu tại Đại học California, đã công bố kết quả vào tháng 3 cho thấy một chút rong biển trong thức ăn gia súc có thể làm giảm lượng khí metan tới 82%.
Giáo sư Gordon McDougall cho biết thêm rằng, số lượng rong biển không đủ cung cấp cho các loài động vật và việc khai thác quá nhiều rong biển có thể gây hại cho môi trường cũng như hệ sinh thái.
Người chăn nuôi không nhất thiết phải chuyển gia súc sang chế độ ăn hoàn toàn bao gồm rong biển, mà có thể bổ sung rong biển vào khẩu phần ăn thông thường của chúng. Ví dụ như dùng rong biển để thay thế một phần đậu nành – loại thực vật được sử dụng nhiều trong thức ăn gia súc.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn cần xác định loại và số lượng rong biển có thể phù hợp nhất để thêm vào thức ăn.
Nhìn chung, việc sử dụng rong biển trong khẩu phần ăn của gia súc là một bước tiến lớn trong việc giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, ngăn chặn vấn đề nóng lên toàn cầu.
Ly Dung