Chiêm ngưỡng những bức tranh khoả thân đắt giá nhất mọi thời đại

10:53 | 29/06/2018

Bức tranh khoả thân đắt giá nhất lịch sử đấu giá thế giới thuộc về đại danh hoạ Pablo Picasso.


 

Bức tranh khoả thân đắt giá nhất thuộc về “Les Femmes d’Alger” (1955) của hoạ sĩ/nhà điêu khắc lừng danh người Tây Ban Nha Pablo Picasso (1881-1973). Tác phẩm được bán với giá 179,4 triệu USD tại Christie ở New York vào năm 2015. Đây cũng là tác phẩm đắt thứ hai trong lịch sử đấu giá thế giới.
Cùng năm, “Nu Couche” (1917) của danh họa người Ý Amedeo Modigliani (1884-1920) được mua với giá 170,4 triệu USD (3.872 tỷ đồng) tại New York, bởi doanh nhân người Trung Quốc Lưu Ích Khiêm. “Nu Couche” là bức tranh khoả thân đắt giá thứ hai, đồng thời cũng đứng thứ 3 trong danh sách những bức tranh đắt nhất lịch sử đấu giá thế giới.
Ở vị trí thứ ba cũng là tác phẩm của Modigliani – “Nu Couche (Sur Le Cote Gauche)”, hoàn thành năm 1917. Tranh được bán với giá hơn 157,2 triệu USD trong cuộc đấu giá hôm 14/5/2018 của Sotheby’s tại New York (Mỹ). Danh tính người sở hữu bức tranh không được tiết lộ. Hiện tại, với giá hơn 157 triệu USD, Nu Couche (Sur Le Cote Gauche) trở thành bức tranh đắt nhất trong lịch sử đấu giá của nhà Sotheby’s và xếp thứ 4 trên thế giới.
“Young Girl With a Flower Basket” (1905) của Picasso đạt giá 115 triệu USD tại cuộc đấu giá do Christie’s tổ chức hồi tháng 5/2018.
“Nu au Plateau de Sculpture” (“Nude, Green Leaves and Bust”) (1932) của Picasso từng gây chấn động thế giới năm 2010 khi được bán với giá 106,5 triệu USD tại nhà bán đấu giá Christie’s ở New York. Bức tranh được vẽ khi Picasso 51 tuổi, là tranh khoả thân về Marie-Therese Walter, người phụ nữ từng một thời gắn bó tình cảm với đại danh họa.
“Nude in a Black Armchair” (Nu au Fauteuil Noir) của Picasso được bán với giá 45,1 triệu USD cho doanh nhân Les Wexner vào năm 1999. Bức tranh được vẽ cùng thời điểm với “Nu au Plateau de Sculpture”, khi danh hoạ sống ở Boisgeloup, ngoại ô Paris (Pháp) với người tình Marie-Therese Walter.
Trước khi được bán với mức giá 39,7 triệu USD, bức “Study of Nude with Figure in a Mirror” của hoạ sĩ người Ireland gốc Anh Francis Bacon (1909-1992) chỉ có giá khoảng 1 triệu USD vào thời điểm hoàn thành vào năm 1969. Tuy nhiên, càng về sau, giá trị của bức tranh khoả thân tăng nhanh chóng mặt, giúp tên tuổi Bacon được biết đến nhiều hơn và những bức tranh của ông cũng được săn lùng nhiều hơn.
“Benefits Supervisor Sleeping” (1995) được bán cho tỷ phú người Nga Roman Abramovich hồi năm 2008 với giá 33,6 triệu USD tại trung tâm Rockefeller ở New York. Đây là một trong 4 bức tranh khắc họa người phụ nữ “nặng ký” khỏa thân của danh hoạ người Anh Lucian Freud (1922-2011). Người mẫu trong 4 bức tranh là bà Sue Tilley – thời điểm vẽ là một nhân viên giám sát phúc lợi xã hội ở London.

 

 

Theo Algeriades, Daily Mail

 

Video hay

Cùng chuyên mục

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

Sôi động giải Đua thuyền truyền thống Quốc gia năm 2024 tại Quảng Bình

TRỊNH CÔNG SƠN – HÀ THỊ CẦU, HAI KẺ HÁT RONG VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC!

TRỊNH CÔNG SƠN – HÀ THỊ CẦU, HAI KẺ HÁT RONG VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC!

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Quảng Bình

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nghệ An: Bế mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tượng đài N’Trang Lơng – Niềm tự hào của người dân Đắk Nông

Tượng đài N’Trang Lơng – Niềm tự hào của người dân Đắk Nông

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

“ĐIỆN BIÊN VẪY GỌI”, VỞ KỊCH HAY VỀ DÂN CÔNG ĐIỆN BIÊN.

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 tại Khu du lịch Thiên Cầm

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 tại Khu du lịch Thiên Cầm

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

HÀ TĨNH: Ý nghĩa cao đẹp từ một giải thể thao phong trào

KHỞI ĐỘNG “90 NGÀY TỐC CHIẾN 2024″ CÙNG DROPPII

KHỞI ĐỘNG “90 NGÀY TỐC CHIẾN 2024″ CÙNG DROPPII